Trong 02 ngày, từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 11 năm 2022, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) tổ chức Hội thảo Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 57 năm 2022. Đây là sự kiện nổi bật của khảo cổ học nước nhà trong năm 2022.

Tới dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS. TSKH. Lưu Trần Tiêu, nguyên Thứ trưởng Bộ văn hoá - Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hoá quốc gia; PGS.TS Tống Trung Tín – Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam; TS. Hà Văn Cẩn, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khảo cổ học,… cùng đông đảo các nhà quản lý, nguyên quản lý của các cơ quan Trung ương, địa phương, đại biểu là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu khảo cổ học, quản lý văn hóa trong nước và quốc tế.

Hội thảo đã nhận được 390 thông báo thuộc các tiểu ban cụ thể:

Tiểu ban Khảo cổ học Tiền sử: 55 thông báo;

Tiểu ban Khảo cổ học Sơ sử và Nhà nước sớm: 47 thông báo;

Tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử 225 thông báo (trong đó có 04 thông báo của cán bộ Trường Đại học Tây Bắc về các di tồn văn hóa vật chất tại Sơn La: Bốn trụ đá tại huyện Mai Sơn; Phát hiện nhóm di vật tại xã Chiềng Đen. TP. Sơn La; Giá trị tháp Mường Và (Sốp Cộp); Nhóm đồ sành tại xã Chiềng Khương (Sông Mã).

Tiểu ban Khảo cổ học Cham pa – Óc Eo: 40 thông báo;

Tiểu ban Khảo cổ học Dưới nước: 15 thông báo và 8 thông báo về các hoạt động chung của các cơ quan nghiên cứu khảo cổ.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe thông báo, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, các phát hiện mới về lĩnh vực khảo cổ học, nhằm giới thiệu đến công chúng, cung cấp các thông tin, vấn đề khảo cổ học mới, tiềm năng nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cổ học, góp phần tích cự vào việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá. Với 390 thông báo đã cho thấy hoạt động khảo cổ học Việt Nam mùa điền dã 2021 - 2022 đã diễn ra sôi nổi đều khắp trên cả nước và đạt được những hiệu quả quan trọng. Nhiều thông báo được thực hiện công phu, nghiêm túc, thông tin khoa học mới bổ sung những cứ liệu văn hoá vật chất, giúp các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khảo cổ học Việt Nam, góp phần nhận thức rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của con người và dân tộc Việt Nam. Mục tiêu hướng tới bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu, phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của Việt Nam trong thời kỳ mới, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ngày 27/4/2022, tại Hội trường Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội thảo tham vấn dự án “Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La chủ trì với kinh phí của tổ chức GEFSGP Việt Nam (Quỹ Môi trường toàn cầu Việt Nam - Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của GEF thực hiện bởi UNDP).

Đây là Dự án với lĩnh vực trọng tâm là bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Dự án nhằm hướng tới các mục tiêu: (1) Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng ở các xã vùng dự án về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học; Xây dựng bộ quy ước quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng cho quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao sinh kế cho người dân. (2) Thúc đẩy cộng đồng quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng và lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của cộng đồng liên quan đến bảo vệ rừng và văn hóa dân tộc thiểu số.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đến từ các Viện, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đại diện UBND tỉnh Sơn La; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La; Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La; đại diện các xã trong vùng dự án (xã Long Hẹ (huyện Thuận Châu); xã Suối Bàng (huyện Vân Hồ); xã Mường Sang (huyện Mộc Châu); xã Ngọc Chiến (huyện Mường La)); Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La; Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La; Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa các Dân tộc Tây Bắc… cùng các đơn vị báo đài đưa tin về Hội thảo.

Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến quan tâm đóng góp của các bên liên quan đến Dự án, đặc biệt là ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ rừng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La; nhấn mạnh việc bảo vệ rừng, sử dụng đúng và có hiệu quả nguồn quỹ dịch vụ môi trường rừng tại các xã vùng dự án gắn với khai thác hiệu quả vốn rừng với phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch bền vững…

Dự án được đưa vào thực hiện sẽ góp phần to lớn vào việc bảo vệ đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, tạo mạng lưới học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La với phát triển du lịch bền vững tại địa phương; giới thiệu, quảng bá được các giá trị văn hóa và du lịch của địa phương tới đông đảo người dân trong nước và quốc tế.

Chiều ngày 19/10/2021, tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La (Trung tâm Hành chính tỉnh Sơn La), Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, chỉnh lý, biên soạn bổ sung Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Yên (1945 - 2020)”. Tham dự cuộc họp có các thành viên Hội đồng, đại diện cơ quan chủ trì và đại diện tập thể tác giả thực hiện đề tài. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu được thành lập theo Quyết định số 228/QĐ-SKHCN ngày 07/10/2021 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, gồm 09 thành viên:

  1. Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La - Chủ tịch Hội đồng;
  2. Ông Nguyễn Duy Lương, Phó Trưởng ban thường trực, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Sơn La - Phó Chủ tịch Hội đồng;
  3. Ông Trần Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La - Ủy viên;
  4. Bà Vi Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La - Ủy viên;
  5. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Sơn La - Ủy viên;
  6. Ông Nguyễn Vũ Điền, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La - Ủy viên phản biện 1;
  7. Ông Bùi Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Trường Đại học Tây Bắc - Ủy viên phản biện 2;
  8. Ông Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng khoa Khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh Sơn La - Ủy viên;
  9. Ông Lường Văn Yệu, Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La - Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.

Đề tài “Nghiên cứu, chỉnh lý, biên soạn bổ sung Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Yên (1945 - 2020)” do Huyện ủy Bắc Yên làm cơ quan chủ trì, ThS Lừ Văn Hòa - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Yên làm Chủ nhiệm. Theo hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, đề tài được triển khai thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã triển khai sưu tầm, khai thác tư liệu tại các cơ quan lưu trữ Trung ương và địa phương; xin ý kiến nhân chứng lịch sử, ý kiến của các nhà khoa học; tổ chức hội thảo góp ý đề cương chi tiết, hội thảo bản thảo. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, sản phẩm phục vụ đánh giá, nghiệm thu bao gồm: Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; Báo cáo tắt, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài; 21 chuyên đề; quan trọng nhất là Bản thảo Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Yên (1945 - 2020) với dung lượng 320 trang A4, gồm phần mở đầu, 5 chương nội dung, kết luận, phụ lục ảnh chân dung các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện qua các thời kỳ, hình ảnh minh họa. Nội dung bản thảo Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Yên (1945 - 2020) đã bổ sung, làm rõ một số nội dung lịch sử còn khuyết, chưa sáng rõ so với công trình đã xuất bản năm 2001; viết bổ sung giai đoạn lịch sử từ năm 2001 đến năm 2020.

Tại buổi nghiệm thu, ThS Lừ Văn Hòa - Chủ nhiệm đề tài, đại diện tập thể tác giả đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài. Các thành viên Hội đồng đã phát biểu ý kiến, bày tỏ đánh giá cao ý nghĩa và đóng góp của đề tài; ghi nhận những cố gắng của tập thể tác giả thực hiện đề tài cũng như những kết quả đã đạt được; đồng thời góp nhiều ý kiến cụ thể để tập thể tác giả đề tài tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Hội đồng thống nhất đánh giá, nghiệm thu đề tài với kết quả xếp loại Đạt yêu cầu; và đề nghị đơn vị chủ trì tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện bản thảo Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Yên (1945 - 2020) trước khi triển khai các thủ tục xuất bản và công bố.

Một số hình ảnh tại buổi đánh giá, nghiệm thu

Ông Lường Văn Yệu - Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La công bố Quyết định thành lập Hội đồng

Ông Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, Chủ tịch Hội đồng điều hành chương trình đánh giá, nghiệm thu

Ông Lừ Văn Hòa - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Yên, Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả đề tài

Ông Bùi Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Trường Đại học Tây Bắc - Ủy viên phản biện 2 phát biểu ý kiến

Bà Mùi Thị Hiền - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La, Bí thư Huyện ủy Bắc Yên, đại diện cơ quan chủ trì đề tài phát biểu

Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể tác giả đề tài và đại diện cơ quan chủ trì đề tài

Làng gốm bản Lụ là dòng gốm cổ của người Lào thuộc huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cách Cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương (Sơn La) 8km, cách xã Mường Chanh nơi có nghề gốm lâu đời của người Thái 85km. Trong quá trình nghiên cứu, trao đổi chúng tôi nhận thấy một số điểm giống và khác nhau ở hai dòng gốm như sau: