Trong bối cảnh của Việt Nam, ở một giai đoạn “tranh tối tranh sáng” giữa vật chất và tinh thần, giữa nghèo đói và bệnh sĩ, giữa khoa học và sự mù quáng tâm linh, giữa một đám đông với niềm tin bất định, nhân học dường như là một trong những hướng tiếp cận khả dĩ nhất để nhận thức rõ hơn các vấn đề của xã hội và con người Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, sinh sống ở trên nhiều vùng địa lý và văn hóa sinh thái khác nhau. Vì vậy, mỗi tộc người có bản sắc văn hóa khác nhau, đa dạng và độc đáo. Có thể nói rằng, với sự đa dạng và độc đáo đó của văn hóa tộc người ấy mà nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã gọi Việt Nam là “thiên đường của dân tộc học”. Đây chính là một cái vốn văn hóa (cultural capital) mà dựa vào đó chúng ta có thể mời gọi sự hợp tác khoa học với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ cũng như với các nhà khoa học ở các nước trên thế giới.

Nhân học (Anthropology) là nghành khoa học nghiên cứu về con người, từ  cổ đại đến hiện đại, về các cách thức sinh tồn của họ qua không gian và thời gian. Nhân học được chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh nghiên cứu một khía cạnh của cuộc sống con người. Có nhánh nghiên cứu về sự tiến hóa của con người hiện đại từ người tiền sử (Nhân học hình thể). Nhánh khác lại chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, về sự hình thành và phổ biến của ngôn ngữ…

Claude Lévi-Strauss là nhà nhân loại học xã hội người Pháp, một lý thuyết gia hàng đầu của thuyết cấu trúc, vốn là thuyết được áp dụng vào việc phân tích các hệ thống văn hóa (như: các hệ thống quan hệ họ hàng và các hệ thống huyền thoại) dựa vào các quan hệ cấu trúc giữa các yếu tố của chúng. Thuyết cấu trúc không chỉ ảnh hưởng đến khoa học xã hội thế kỷ 20 mà còn đến các lĩnh vực khác: nghiên cứu triết học, tôn giáo so sánh, văn chương, điện ảnh.