Kể từ sau khi nước Trung Quốc thành lập đã xây dựng hơn 86000 công trình hồ chứa nước, số lượng di dân vượt qua 10.000.000 người. Số di dân này, bất kể là tái định cư theo kiểu chính sách hay kiểu mở, không lâu sau đó đều xuất hiện hiện tượng hồi hương, thậm chí hiện tượng này đôi khi còn diễn ra tương đối nghiêm trọng. Hiện tượng di dân hồi hương trở thành một vấn đề xã hội quan trọng trong di dân thủy điện ở nước ta. Hiện nay, di dân lần hai công trình thủy điện Tam Hiệp Trường Giang đã được triển khai toàn diện, nghiên cứu nghiêm túc vấn đề conf tồn tại trong công tác di dân của nước ta có ý nghĩa sâu xa với việc tái định cư di dân thủy điện giai đoạn hiện nay.

  1. Tình hình hồi hương của di dân thủy điện.

Di dân thủy điện hồi hương chỉ di dân thủy điện dời bỏ khu vực tái định cư về lại khu vực xung quanh vùng lòng hồ thủy điện để sinh sống, có thể chia thành hai loại hồi hương tạm thời và hồi hương vĩnh cửu. Theo hiểu biết của chúng tôi về tình hình di dân thủy điện ở một vài công trình quan trọng trong nước như Đan Giang Khẩu, Tam Môn Hiệp, Tân An Giang, Phàn Gia Khẩu, Đồng Bình Hồ và Đại Hắc Đinh đều xuất hiện hiện tượng di dân hồi hương khá nghiêm trọng. Giai đoạn 1958-1962 hồ thủy điện Đan Giang Khẩu di dời 10 vạn hộ dân, có 7 vạn hộ hồi hương. Ở khu vực huyện Triết Xuyên tỉnh HỒ Nam di dời 2,2 vạn người, đến cuối năm 1960 hồi hương 1,5 vạn người, chiếm 68% tổng số di dân. Năm 1973, 1981 hồ thủy điện Đan Giang Khẩu lại xuất hiện khoảng 8000 di dân hồi hương. Trong số 41 vạn di dân thủy điện Tam Môn Hiệp, hoạt động hồi hương cũng diễn ra không ngừng, riêng khu vực Thiểm Tây đã xảy ra 17 lần di dân hồi hương, mỗi lần lên đến gần 1 vạn người. Hồ thủy điện Tân An Giang di dời hơn 30 vạn, năm 1958 bắt đầu di dời, đến năm 1964 đã có 9000 người hồi hương, sau đó số di dân hồi hương không ngừng tăng lên, khiến tổng số di dân hồi hương lên đến hơn 2 vạn người. Hiện tượng di dân hồi hương ở khu hồ thủy điện Đông Bình tỉnh Sơn Đông còn nghiêm trọng hơn. Tổng số dân di dời là 27,83 vạn người, năm 1973 số di dân hồi hương lên đến 23,61 vạn. Không tính số lượng di dân hồi hương ở thủy điện Phạm gia khẩu và Đại Hắc Đinh, riêng di dân hồi hương ở bốn hồ thủy điện nói trên đã lên đến 51,41 vạn lượt người. Đương nhiên, di dân hồi hương cũng là một biến số, rất nhiều người trong số đó đã tiếp tục bị di dời hoặc là được khuyên trở về điểm tái định cư ban đầu. Nhưng nhìn chung, con số di dân thủy điện hồi hương vẫn rất lớn. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, di dân hồi hương đa phần là di dân tái định cư ở xa như tái định cư ở tỉnh khác hay huyện khác, họ có hai hình thức hồi hương là tập thể hoặc lẻ tẻ. Hồi hương tập thể chỉ rất nhiều hộ di dân tổ chức cùng nhau hồi hương. Hồi hương lẻ tẻ chỉ các hộ gia đình di dân hồi hương một cách lẻ tẻ, tự phát. Trong thời gian từ cuối thập kỷ 50 đến thập kỷ 70, di dân hồi hương tập thể bắt đầu xuất hiện, hiện tượng di dân hồi hương lẻ tẻ ngày càng phổ biến. Các hộ di dân thủy điện được tái định cư phân tán “trong vòng hai năm sau khi hồi hương, sẽ xuất hiện hiện tượng hồi hương quy mô lớn hoặc là di cư tự do đến nơi khác”. Các hộ di dân hồi hương lẻ tẻ sau khi về đến khu vực lòng hồ hoặc là tiếp tục làm nông nghiệp, hoặc là làm trong một số ngành dịch vụ nhất định như đóng lại giày, sửa lại mũ, ăn uống, may mặc, nhặt rác, bán hoa quả, bán rau… Cuối thập kỷ 70 đến nay, Trung Ương hết sức chú ý đến công tác di dân, đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề di dân còn tồn đọng, số lượng di dân hồi hương giảm nhanh chóng.  

  1. Nguyên nhân của hiện tượng di dân thủy điện hồi hương

Hiện tượng di dân hồi hương là kết của của nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó những nguyên nhân chủ yếu gồm có:

 (1) Sự thay đổi về động thái tâm lý xã hội trong tính thích nghi xã hội của di dân.

Thích nghi xã họi là một quá trình tái xã hội hóa, tức cùng với sự thay đổi của môi trường xã hội và phương thức sinh sống của cá nhân, phương thức hành vi và phương thức sống ban đầu bị bỏ đi, xây dựn và thích nghi với môi trường sống và phương thức sống mới. Do mô hình sống của di dân thủy điện đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường xã hội cũ, cho nên, sau khi di dời sẽ không tránh khỏi việc so sánh môi trường sống trước và sau di dân, và đem những khác biệt mà mình phát hiện được biến thành những ấn tượng đầu tiên về môi trường mới, vì thế những cảm nhận tâm lý được nảy sinh sẽ quyết định thái độ của di dân với môi trường mới. Di dân ở một số khu vực lòng hồ thủy điện, đậc biệt là những di dân khoảng cách xa thường có tâm lý hoài cổ. Bỏ lại môi trường sống và phương thức sống vốn đã vô cùng quen thuộc lại phía sau, đối diện với môi trường sống thay đổi hoàn toàn sau di dân, bất luận là có thật sự kém hơn so với cuộc sống ban đầu không, họ vẫn cảm thấy không bằng nơi ở cũ, nên sẽ dùng ánh mắt xét nét, khó khăn khi đánh giá môi trường sống mới, đồng thời nghiêm trọng hóa những điểm chưa được như ý ở đây.

 (2) Tâm lý tổn thất sau di dời, thu nhập tạm thời bị giảm sút và kỳ vọng phát tài, giàu có.

Những tổn thất về kinh tế do di dời gây ra tương đối lớn, dù cho nhà nước đã cố gắng bồi thường, hỗ trợ về mọi mặt, nhưng do quy hoạch di dân trước, di dời sau, dẫn đến sự chênh lệch về vật giá và những tổn thất không thể tránh khỏi trong quá trình di dời… khiến cho mức bồi thường và hỗ trợ của nhà nước thường thập hơn nhiều so với những tổn thất thực tế trong quá trình di dời. Hơn thế, di dân khoảng cách xa trong một thời gian nhất định, tạm thời mất đi nguồn thu nhập quen thuộc. Hơn thế, do điều kiện tự nhiên khác biệt, điều kiện sống thực tế ở điểm tái định cư khác xa so với tưởng tượng và kỳ vòng của họ, những di dân không có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý sẽ dẫn dẫn đến cảm giác mất mát, từ đó có sự dao động và đấu tranh trong tâm lý, dục vọng hồi hương bắt đầu phát triển. Nếu tâm lý trông chờ của di dân không được thỏa mãn trong giai đoạn quá độ, mức độ bất mãn của họ sẽ tăng nhanh, tâm trạng hồi hương càng trỗi dậy mạnh mẽ.

(3) Ảnh hưởng của tố chất cá nhân của di dân hồi hương.

Đặc điểm bình thường của tố chất cá nhân bao gồm: ý chí yếu đuối, sợ vất vả, thiết tính sáng tạo và tinh thần vượt khó; hoặc là do tư tưởng ngắn hạn, hạn hẹp; hoặc là do không vượt qua được những khó khăn ban đầu, bị những khó khăn trước mắt đánh đổ. Những đối tượng di dân hồi hương đa phần là những người thích nghi kém với môi trường, hành động hồi hương là sự đạo thải của môi trường sống đối với di dân.

(4) Sự quan tâm đến đời sống, văn hóa giáo dục, tư tưởng của di dân không đủ.

Một số lãnh đạo ở điểm xuất cư không giáo dục tư tưởng vượt khó vượt khổ lập nghiệp cho di dân trong giai đoạn tiền di dân, thậm chí còn tuyên truyền theo hướng khuếch trương những điểm tốt của công tác di dân và điểm tái định cư, khiến cho đại đa số di dân thiếu sự chuẩn bị về tư tưởng khi đối diện với những khó khăn thiếu thốn và gian khổ ở điểm tái định cư, đối với những nhận thức không rõ ràng về điểm tái định cư, cộng thêm ảnh hưởng của tư tưởng “chờ đợi, ỷ lại, đòi hỏi”, một số di dân gặp khó khăn liền mất niềm tin, cho rằng chi bằng bỏ về nơi ở cũ. Một số cán bộ ở điểm nhập cư cũng thiếu sự cẩn thận, tỉ mỉ và nhẫn nại trong quá trình làm công tác tư tưởng, chính trị với di dân, cũng như công tác giao lưu tư tưởng, tình cảm với di dân, họ chưa đến từng hộ có tư tưởng hồi hương để chỉ rõ những khó khăn sẽ gặp phải sau khi hồi hương, chỉnh đốn lại tâm lý và tư tưởng cho di dân, tích cực khơi dậy tính chủ động trong quá trình thích nghi xã hội của di dân, giúp di dân nhận rõ được mất, tránh được những quyết định thiếu suy nghĩ. Về phương diện giáo dục văn hóa, không chú ý đến tố chất văn hóa của di dân, thiếu nhận thức về con đường “di dân văn hóa”, trong khi quá coi trọng nhiệm vụ tái định cư và con số tái định cư. Trong giai đoạn đầu của công tác di dân, chưa chọn ra được những người có năng lực, có tinh thần sáng nghiệp, có thể chịu khổ, có tốt chất văn hóa nhất định, nhằm phát huye hiệu ứng xã hội và tác dụng làm gương. Quá trình di dân là quá trình cần sự quan tâm, chăm sóc về mọi mặt, di dân dời bỏ môi trường sống quen thuộc chuyển cư đến một nơi hoàn toàn xa lạ, thường cần 2-3 năm làm quen. Những khó khăn và gian khổ trong cuộc sống mà di dân gặp phải trong hai năm đầu thường vượt xa so với tưởng tượng và sức chịu đựng của họ. Lúc này rất cần các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ về mọi mặt sản xuất và cuộc sống của di dân, nhưng trong thực tế tình hình lại không được lý tưởng như thế. Chính phủ điểm xuất cư chỉ quản lý đến khi nhiệm vụ di dời hoàn thành, chính quyền điểm nhập cư chỉ quản lý nhiệm vụ tiếp nhận di dân, còn cuộc sống sau tái định cư của di dân có thực sự an cư lạc nghiệp không thì không được quan tâm nhiều. Do đất đai mới được khai hoang thường phải qua vài năm chăm sóc mới có thể trồng cấy, tính thích nghi kém, tính kháng thích nghi yếu, khả năng duy trì nguồn nước, đảm bảo phân bón và độ phì của đất kém, nếu trong thời kỳ quá độ di dân không nhận được sự quan tâm, nếu không có ý chí kiên cường, thì hồi hương là một phản ứng tự nhiên.

(5) Những vấn đề tồn tại trong cuộc sống, sản xuất của di dân tại điểm tái định cư

Biểu hiện ở chỗ đất sản xuất vừa ít vừa kém mầu mỡ; Các công trình phục vụ cuộc sống và điều kiện sống như nhà ở, điều kiện điện, nước, đường, trường, trạm xuất hiện các hiện tượng chưa hoàn thiện, chưa thuận tiện và chưa được đầu tư đúng mức. Như di dân khu thủy điện Tân An Giang bình quân mỗi khẩu chỉ có 0.31 mẫu đất canh tác, di dân các huyện Quân, huyện Viên, huyện Viên Tây của thủy điện Đan Giang Khẩu có 2,7 vạn người, diện tích đất canh tác cho mỗi khẩu chưa đến 0,3 mẫu. Có một bộ phận di dân ngoại tỉnh bị tái định cwokhu vực địa hình cao, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng. Điều kiện đất canh tác đã ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và cải thiện điều kiện sống của di dân. Di dân ở huyện Triết Xuyên khu hồ thủy điện Đan Giang Khẩu có tới 45% điều kiện sống ở dưới mức đói nghèo, tổng số nợ đọng lên đến 176 vạn tệ. Bình quân thu nhập của di dân các huyện Quân, Viên, Viên Tây là 44 tệ/người, nợ chính phủ 637 vạn tệ, sống dựa vào lương thực cứu đói của nhà nước. Xét ở góc độ nhà ở, đại đa số di dân sống ở trong những căn nhà làm vội hết sức sơ sài hoặc là nhà tranh vách đất hoặc là lán trại hoặc là nhà xây thành dãy theo kiểu doanh trại. Điều kiện sống cơ bản luôn là vấn đề đau đầu với di dân, khiến họ không thể an cư lạc nghiệp, và khiến một bộ phận trong số họ không còn cách nào khác phải hồi hương.

(6) Sự ảnh hưởng của khác biệt văn hóa khu vực

Đứng từ góc độ khách quan di dân thủy điện ngoại tỉnh phải đối diện với sự khác biệt tương đối lớn về mặt văn hóa giữa điểm xuất cư và điểm nhập cư. Văn hóa khu vực là nét văn hóa riêng xuất hiện ở một khu vực nào đó, là hệ thống văn hóa mà nhân dân ở một khu vực nào đó trong một xã hội hoặc một quốc gia được hưởng thụ/ Giữa các khu vực văn hóa khác nhau thường tồn tại sự khác biệt về biểu tượng và nội tại của văn hóa. Sự khác biệt về biểu tượng tức là sự kahcs nhau về mặt văn hóa vật chất, các phương diện văn hóa phi vật chất như nghệ thuật, phong tục tập quán, quan niệm tôn giáo, quy chuẩn hành vi, phương thức sống và sản xuất… có thể tồn tại những khác biệt nhất định. Sự khác biệt về nội tại tức là ở một số đặc trưng văn hóa giữa hai khu vực văn hóa có sự khác biệt về giá trị hoặc chức năng sử dụng. Đứng từ góc độ văn hóa khu vực để nghiên cứu di dân thủy điện ngoại tỉnh chính là nghiên cứu sự di chuyển vị trí văn hóa của khu vực này, sang một khu vực khác. Di dân 3 tỉnh Đông Bắc khu vực hồ thủy điện Hồ Đông Bình tỉnh Sơn Đông, di dân khu vực lòng hồ thủy điện Đan Giang Khẩu thuộc huyện Triết Xuyên tỉnh Hồ Nam di tới 3 huyện thuộc khu vực Thanh hải và di dân di dời đến hạ du song Giang Thủy, di dân khu lòng hồ thủy điện Tam Môn Hiệp tỉnh Thiểm Tây di dời đến 8 huyện của tỉnh Ninh Hạ… đều là di dân ngoại tỉnh giữa các khu vực văn hóa khác nhau. Trong đó, di dân Đông Bắc của hồ thủy điện Đông Bình Hồ chính là di chuyển từ văn hóa Tề Lỗ tới văn hóa Quan Đông; di dân hồ thủy điện Đan Giang Khẩu tới Thanh Hải và hạ du Hán Thủy chính là sự dịch chuyển từ văn hóa Trung Nguyên tới văn hóa dân tộc thiểu số vùng Thanh Hải và văn hóa Hình Sở, di dân Ninh Hạ của hồ thủy điện Tam Môn Hiệp khu vực tỉnh Thiểm Tây chính là sự dịch chuyển của văn hóa Quan Trung sang văn hóa dân tộc thiểu số vùng Ninh Hạ. Do ảnh hưởng của văn hóa khu vực, di dân và cư dân địa phương sẽ có hai kiểu phản ứng chủ yếu sau, tức chủ nghĩa văn hóa trung tâm và yêu cầu thích nghi văn hóa. Hai bên đều dựa vào tiêu chuẩn văn hóa vốn có của mình đểu đánh giá văn hóa khu vực đối phương, cho rằng quan điểm luân lý, tín ngưỡng tôn giáo, xu hướng thẩm mỹ, phương thức sống, chuẩn mực hành vi… của khu vực của mình có một phần hoặc toàn bộ ưu việt hơn của đối phương, họ thường lựa chọn thái độ cười nhạo, châm biếm hoặc hoài nghi, đối địch đối với văn hóa của đối phương. Và càng như thế, cảm giác ưu việt về văn hóa lại càng mạnh mẽ, và tính bài xích giữa các khu vực văn hóa khác nhau càng lớn, cơ hội hòa nhập và giao lưu giữa hai bên càng ít, môi trường quan hệ xã hội ngày càng thu hẹp. Di dân ôm trong lòng tâm lý văn hóa cố hương bao giờ cũng tốt đẹp hơn, từ đó nảy sinh cảm giác cô độc, thương nhớ cố hương, từ đó hạt giống hồi hương được ươm mầm chỉ chờ cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Xét từ góc độ thích nghi văn hóa, di dân ngoại tỉnh có thể nhanh chóng thích nghi với văn hóa khu vực tái định cư hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc họ có thể sống lâu dài ở nơi này không. Mức độ thích nghi văn hóa của di dân biểu hiện rõ sự khác biệt giữa các cá thể, có một số người thích nghi tương đối nhanh, trong khi một số khác lại tương đối chậm. Sự chấp nhận về mặt tâm lý và sự tiếp nhận về mặt hành vi của di dân đối với văn hóa khu vực tái định cư có biểu hiện không giống nhau, có người thừa nhận về mặt tâm lý nhưng về mặt hành vi lại không chấp nhận nổi, có người chấp nhận cả về tâm lý và hành vi, có người không chấp nhận về mặt tâm lý, lại càng khoogn chấp nhận về mặt hành vi. Ở đây có một điểm đáng chú ý là sự khác biệt về mặt thích nghi văn hóa giữa di dân tái định cư tập trung và di dân tái định cư xen ghép. Những di dân ngoại tỉnh tái định cư tập trung có thể hình thành một cơ sở và không khí để duy trì văn hóa ban đầu, nên việc duy trì và kéo dài các đặc điểm văn hóa khu vực trước di dân có cơ hội được thực hiện. Ngoài việc không thể di dời cảnh quan tự nhiên ở quê hương ra,những di dân lớn tuổi thường cố hết sức đẻ có thể di dời cảnh quan nhân văn của quê hương tới điểm tái định cư, phục chế một cách nguyên dạng nhất văn hóa điểm xuất cư, nhằm thỏa mãn niềm thương nhớ của mình với quê hương cũ. Mặ dù vẫn phải đối diện với văn hóa địa phương, trong quá trình giao lưu cũng nảy sinh va chạm và mâu thuẫn, và phải điều chỉnh và thay đổi ở một vài điểm, nhưng nội dung cơ bản của văn hóa ban đầu vẫn được bảo tồn, cảm giác thuộc về về mặt tâm lý văn hóa vẫn tồn tại. Cộng thêm quan hệ xã hội vốn có vẫn sẽ được duy trì trong một thời gian nữa, tổ chức quản lý sản xuất cơ bản ban đầu về cơ bản vẫn như cũ, điều này có lợi cho việc củng cố định cư di dân, khả năng hồi hương sẽ ít hơn nhiều. Đối với di dân ngoại tỉnh tái định cư xen ghép, mặc dù về cơ bản giải quyết được vấn đề áp lực thói quen cũ và những quan điểm thiên vị nơi ở cũ, từ đó mở rộng không gian tồn tại của tinh thần, gải thiện không khí văn hóa của môi trường sinh tồn, giảm bớt áp lực về mặt tôn giáo và các thế lực gia tộc, đồng thời có thể tự do lựa chon phương thức sống cho mình, tự do sang tạo cuộc sống mới của mình, xây dựng lại các biểu tượng tinh thần của mình trong một khoogn gian tương đối mở, nhưng sống trong một môi trường xa lạ với những khó khăn chồng chất, cô độc, không nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của người thân, mạng lưới quan hệ xã hội vốn có bị phá vỡ, xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội mới cần có thời gian. Đối diện với sự khác biệt về phong tục tập quán, trở ngại ngôn ngữ, sự khác biệt về quan niệm giá trị, những di dân ngoại tỉnh tái định cư phân tán này không thể không bước vào con đường thích nghi văn hóa gian nan khốn khổ, trong đó mọt số người sẽ nhanh chóng lộ ra chủ nghĩa văn hóa trung tâm, tâm trạng nhớ nhung cố hương và ý tưởng hồi hương sẽ xuất hiện và ngày càng mạnh mẽ.

(7) Sự lỏng lẻo về quản lý hành chính với di dân và sự khác biệt về lợi ích giữa các loại hình di dân

Để tiện cho công tác di dời, chính quyền ở một số điểm xuất cư đưa ra chính sách di dân “không đoạn hậu” quy dịnh đất đai của các hộ di dân ở nơi ở cũ vẫn do họ trồng cấy”.Quy định này phù hợp với tình hình đương thời,có tác dụng động viên di dân và có tính đếm đến việc tiêu trừ tâm lý lo lắng của di dân. Nhưng mặt khác, cũng lại cung cấp lý do chính trị cho hành vi hồi hương của di dân, chính quyền điểm xuất cư cũng không làm gì được di dân hồi hương. Ngoài ra, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế dẫn đến tư tưởng hồi hương của di dân cũng là một nhân tố không thể coi nhẹ. Sự khác biệt về lợi ích kinh tế chủ yếu thể hiện ở hai phương diện sau: thứ nhất, khác biệt về lợi ích kinh tế giữa các di dân đồng hương. Trong thời kỳ xây dựng khu hồ thủy điện, một bộ phận di dân có đất đai nhà ở bị ngập được động viên di cư ngoại tỉnh, một số khác thì tái định cư tại chỗ, di dời từ chân núi lên vị trí cao hơn ở lưng chừng núi, bộ phận này chiếm được các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa, khai khẩn nương rẫy, trông cây ăn quả, kiêm thêm nuôi lợn đánh cá, cuộc sống không hề kém hơn trước khi di dời. Di dân tái định cư ngoại tỉnh sống ở một môi trường hoàn toàn xa lạ, thói quen cuộc sống, kỹ thuật canh tác đều không quen, cộng thêm những tổn thất gặp phải trong quá trình di dời, rất khó có thể làm giau trong một thời gian ngắn, từ đó hình thành sự khác biệt về lợi ích giữa di dân ở cùng một điểm xuất cư. Thứ hai, sự khác biệt về lợi ích của di dân ở cùng một khu vực tái định cư. Di dân tái định cư ngoại tình mặc dù có tư liệu sản xuất gần giống với cư dân địa phương, nhưng với những điều kiện đầu tư như nhau, khó có thể có đươc những sản phẩm phụ nông nghiệp có chất lượng như của người dân địa phương, dẫn đến sự khác biệt về thu nhập. Đặc biệt là khi di dân ngoại tỉnh và dân địa phương có sự tranh chấp về lợi ích, cho dù di dân có lý có tình nhưng rất khó chiếm ưu thế trong quá trình tranh chấp. Dưới ảnh hưởng của cơ chế lợi ích, di dân vốn thoát li ra hỏi sự rang buộc về hộ tịch sẽ rời bỏ điểm tái định cư có ít lợi ích hơn hồi hương về nơi ở ban đầu có nhiều lợi ích kinh tế hơn. Đương nhiên, ngoài những nguyên nhân nói trên, quyền lực công cộng được sử dung không chính đáng, sự dao động cảu trật tự chính trị xã hội từ thời Văn cách cũng là một trong những nhân tố dẫn đến hiện tượng di dân hồi hương. Di dân có nhiều lời đồn thổi về những hành vi bất công bằng trong những chính sách về tỉ lệ phân chí lương thực dư thừa, tuyển lao động, cử tuyển đi học đại học… của các cấp chính quyền cấp trên. Như di dân hồ Đại Tử huyện Trung Tường đối với các hiện tượng bất công trong việc sử dụng quyền lực. HIện tượng này khiến cho rất nhiều di dân có cảm giác bất an về cuộc sống. Năm 1968 di dân vùng Trú Hình Môn huyện Triết Xuyên khu hồ thủy điện Đan Giang khẩu nảy sinh mâu thuẫn và đấu tranh với dân địa phương, vì sợ bị trả thù, nên có hơn 1 vạn di dân đã hồi hương. Đây là ví dụ điển hình của sự bất ổn về chính trị xã hội kích động di dân hồi hương.

  1. Một số đối sách đối với di dân hồi hương

Di dân hồi hương là hiện tượng dân số hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân di dân và kinh tế xã hội. Trước tiên, di dân hồi hương thiếu tư liệu sản xuất hoặc là về căn bản không có tư liệu sản xuất, điều kiện sinh tồn hết sức khó khăn. Do nhà ở đất đai ban đầu đã bị ngập, một số di dân hồi hương có thể nhờ vả bạn bè người thân thì duy trì cuộc sống bằng cách mượn nhà mượn đấy. Những người không dựa dẫm nhờ vả vào ai được thì dựng nhà tạm bên bờ hồ thủy điện lần hồi kiếm sống, hoặc là trở thành người vô gia cư, cuộc sống vô cùng khó khăn, đồng thời mang lại cho xã hội một loạt những nhân tố bất ổn tiềm ẩn. Thứ hai, sau khi hồi hương di dân không thể trông mong vào sự giúp đỡ của chính phủ để giải quyết vấn đề điều kiện sinh sống và sản xuất của mình. Bởi khi đó chính phủ phải giải quyết hai vấn đề lớn: 1, Chính quyền địa phương và cơ quan quản lý di dân đều gặp khó khăn về kinh phí. Nhiều năm nay, kinh phí bồi thường hỗ trợ di dân được trích từ mỗi đồng tiền bán điện, dùng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của di dân đã rất khó khăn, càng không thể tính đến việc hỗ trợ cho di dân hồi hương. 2, hiệu ứng thị phạm của di dân hồi hương cũng không cho phép chính quyền tiến hành tái định cư lần nữa. Nếu giải quyết vấn đề di dân hồi hương, sẽ thu hút thêm càng nhiều người khác hồi hương, từ đó tăng thêm độ khó cho công tác tái định cư và khó khăn cho cuộc sống và sản xuất của dân địa phương. Thứ 3, khu hồ thủy điện cũ đa phần đều là khu vực nghèo, vùng sâu vùng xa, thông tin kinh tế đóng kín, di dân hồi hương không chỉ thiếu nguồn vốn đầu tư cho cuộc sống và sản xuất, mà còn không có trình độ văn hóa và kỹ thuật, để làm giàu là rất khó. Ngoài ra, di dân hồi hương sẽ tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân khẩu và sinh thái, nhân khẩu và kinh tế, nhân khẩu và xã hội trong khu vực. Xét từ góc độ nhân khẩu và sinh thái, do đất đai phì nhiêu đã bị chìm sâu dưới lòng hồ thủy điện, một bộ phận di dân tại chỗ đã khai khản và trồng trọt ở vùng đất dộc quanh hồ thủy điện, làm tăng thêm gánh nặng cho sức tải của đất và hiện tượng xói mòn rửa trôi. Việ hồi hương của di dân sẽ làm nghiêm trọng hơn mâu thuẫn giữa nhân khẩu và sinh thái. Xét từ góc độ nhân khẩu và kinh tế, dân số quanh vùng lòng hồ gia tăng rất nhanh trong khi kinh tế phát triển tương đối chậm. Trong tình hình đó, di dân hồi hương sẽ tăng thêm độ khó cho việc giải quyết vấn đề nêu trên. Di dân hồi hương thực ra chỉ muốn sống cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cuối cùng không được thỏa nguyện. Xét từ góc độ nhân khẩu và xã hội, di dân hồi hương ảnh hưởng không tốt đến ổn định xã hội. sau khi di dân ngoại tỉnh trở về thường hi vọng được phân một phần đất ở cạnh hoặc trong thôn bản cũ, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những di dân tại chỗ, dẫn đến sự bất mãn của rất nhiều người. Trong khi di dân hồi hương đã chi tiêu rất nhiều trên con đường hồi hương, tài sản tích lũy đươc không còn là bao. Sự xung đột, tranh đấu giữa ước muốn sinh tồn và bảo vệ lợi ích sẽ là mầm mống bất ổn trong xã hội. Cuối cùng, tính bất ổn định của di dân hồi hương, vừa gặp phải khó khăn đã thụt lùi, không có lợi cho phát huy tiềm năng của di dân, càng không có lợi cho phát triển ổn định kinh tế xã hội điểm nhập cư và cả việc nâng cao tố chất bản thân của di dân. Vì thế, kể cả đứng từ góc độ lợi ích tự thân của di dân hồi hương mà nói,  đây là một hành vi lý tính theo đuổi cái lợi và tránh cái hại, nhưng hậu quả của hành vi này vừa tăng thêm độ khó trong công tác giải quyết việc làm, tái định cư cho di dân của chính phủ, mặt khác cũng tăng thêm độ khó cho việc quản lý, đảm bảo cuộc sống và sản xuất của chính quyền địa phương. Do hiện tượng di dân thủy điện hồi hương khó có thể tránh được, nên việc nghiên cứu đối sách là hết sức cần thiết.

Hành vi hồi hương của di dân có tính hai mặt, xét từ góc độ quản lý hành chính, chính phủ đã xắp xếp ổn thỏa cho di dân, họ không nên quay về chỗ cũ để yêu cầu tái định cư một lần nữa, về mặt này hành vi di dân hồi hương là không hợp lý. Xét từ góc độ lợi ích tự thân của di dân, di dân hồi hương là một hành vi trốn tránh khó khăn, cũng có mặt hợp lý của nó. Cho nên khi khảo sát hành vi hồi hương của di dân, không thể làm một cách phiến diện và đơn giản, cần làm tốt công tác di dân trong hai giai đoạn trước và sau di dời, nên kết hợp công tác tư tưởng chính trị giai đoạn đầu kết hợp với công tác quản lý hành chính giai đoạn sau, kết hợp cong tác giáo dục giai đoạn đầu với những lợi ích thực tế. Thứ nhất, tăng cường quản lý, thành lập tổ chức hành chính quản lý di dân hồi hương. ở những khu vực có nhiều di dân hồi hương, nếu không thiết lập một chính quyền thôn xã quản lý di dân hồi hương, thì rất khó tiến hành kiểm tra đôn đốc và lãnh đạo việc chấp hành pháp luật của di dân. Mặt khác nếu không có cán bộ lãnh đạo có tài có tâm giúp họ thoát nghèo, di dân hồi hương và cả con cháu của họ rất khó thoát khỏi cuộc sống gian nan vất vả. Vì thế, cần tổ chức di dân hồi hương lại, thành lập chính quyền thôn bản cho họ, dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương, chứ không thể để họ tự do muốn làm gì thì làm, trở thành nhân tố bất ổn trong xã hội. Di dân hồi hương có tổ chức hành chính của riêng mình rồi, chọn ra lãnh đạo của mình, hình thành sức mạnh tập thể, ở một mức độ nào đó có thể tự dựa vào sức mạnh tập thể của mình, nghĩ ra các cách để ổn định sản xuất và cuộc sống. Như thế chỉ cần hướng dẫn hợp lý và có thể giải quyết được các vấn đề thực tế của họ, di dân hồi hương không trở thành nhân tố đối lập của chính quyền mà còn giúp cho việc duy trì kinh tế xã hội phát triển ổn định và lành mạnh. Thứ hai, trong quá trình di dời di dân, cần tăng cường tổ chức lãnh đạo, nâng cáo trình độ tổ chức của di dân. Đối với di dân ngoại tỉnh mà nói, nếu không có tổ chức lãnh đạo kiên cường, những hành vi vô tổ chức trong quá trình di dời sẽ tăng nhanh. Cho nên cần có sự tổ chức, xắp xếp, bố trí cẩn thận tỉ mỉ. Các bước di dân cần tiến hành chắc chắn và ổn thỏa, làm đến nơi đến chốn. Cần cải thiện tác phong lãnh đạo, cải tiến phương pháp làm việc. Vừa cần quan tâmđến cuộc sống cảu di dân, tìm mọi phương cách để giúp di dân giải quyết những khó khăn trong cuộc sống sản xuất trong giai đoạn đầu sau di dời, ổn định tâm lý của họ; lại phải lựa chọn rất nhiều biện pháp kinh tế, chính trị, pháp luật đề quy phạm, chế ước hành vi của di dân, xây dựng các quy tắc ứng xử, ký các giấy cam kết, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền và của di dân. Thứ ba, chú trọng nhân tố văn hóa tư tưởng của di dân. Như đã thấy tố chất văn hóa cảu di dân ngoại tỉnh thường rất thấp, nhưng ý thức về bản vị văn hóa lại rất mạnh, khả năng thích nghi về văn hóa tương đối thấp, tâm lý muốn hồi hương tương đối mạnh, ngoài việc lựa chọn những điển hình di dân trong giai đoạn đầu, nhằm phát huy tác dụng làm gương, còn phải tăng cường bồi dưỡng giáo dục cho di dân. Tổ chức những lớp bồi dưỡng ngắn hoanjc ho họ, học chính sách di dân,kiến thức về tâm lý, văn hóa và phát triển một số kỹ năng sinh tồn; xây dựng những ngôi trường riêng dành cho di dân, mở các lớp tại chức hoặc các lớp bồi dượng ban đêm, các khóa học không tập trung…với thời gian hocj tập kéo dài từ nửa năm đến 1 năm, nội dung học tập bao gồm kiến thức văn hóa cơ bản, lịch sử sáng nghiệp cảu di dân, giới thiệu phong túc tập quán và kỹ thuật sản xuất tại địa phương và các nơi khác, những lớp bồi dưỡng này phải mang lại hiệu quả thức tế cho di dân, giúp họ học đến đâu có thể sử dụng ngay đến đấy.  Nếu có hệ thống giáo dục như trên có thể chia di dân thành nhiều nhóm, tham gia học tập và bồi dưỡng trong nhiều giai đoạn, thậm chí còn có thể tiến hành giáo dục lại với  những di dân hồi hương. Như vậy, phương pháp này không chỉ có thể nâng cao trình độ văn hóa cho di dân ngoại tỉnh mà còn có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển bền vững, an cư lạc nghiệp, làm giàu đối với di dân tại các điểm tái định cư. Thứ 4, nên tăng cường việc điều chỉnh và hướng trạng thái tâm lý của di dân, nhằm thúc đẩy tính chủ quan năng động của họ trong quá trình thichsi nghi xã hội và xã hội hóa. Đặc biệt là trong công tác tuyên truyền giáo dục, cần thực sự cầu thị, tăng cường sự chuẩn bị về tâm lý cho di dân, đề xướng và động việ họ tự lực cánh sinh trong xây dựng cơ nghiệp. Các cấp chính quyền điểm nhập cư di dân cần đưa công tác di dân vào làm một trong những nội dung quan trọng nhất, thường xuyên và kịp thời lắng nghe và giải quyết các ý kiến phản hồi hoặc các vấn đề di dân đưa ra, tôn trọng và bảo vệ hết sức quyền lợi và nhân cách của họ, giúp tâm thái của họ nhanh chóng bình ổ và thích nghi với môi trường xã hội ở điểm tái định cư. Thứ 5, cần đa dạng hó phương thức tái định cư, căn cứ vào điều kiện địa lý và đặc điểm văn hóa để lựa hconj những phương thức tái định cư phù hợp. Tái định cư theo hình thức tập trung có lợi cho việc thừa nhận và cố kết quan hệ địa duyên, huyết duyên và quan hệ xã hội khác, có lợi cho việc duy trì và hưởng thụ văn hóa khu vực, giúp giảm nhẹ nỗi nhớ quê hương và giảm thiểu hành vi hồi hương của di dân. Nhưng tái định cư tập trung lại không có lợi cho việc mở rộng môi trường địa lý và nhân văn, không có lợi cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội mới, về lâu về dài sẽ có xu hwonwgs hình thành quần thể đóng, tính cố chấp truyền thống càng ngày càng mạnh mẽ, hiện tượng này đối với xã hội mà nói sẽ mất nhiều hơn được. Phương thức tái định cư xen ghép kết hợp những người ở những khu vực văn hóa khác nhau lại, cùng học hỏi và ảnh hưởng lẫn nhau, có lợi cho việc bổ sung về văn hóa giữa các bên, hình thnafh xu thế văn hóa mới, vượt ra khỏi sự khép kính của khu vực, phá vỡ những tư tưởng truyền thống, bảo thủ, hình thành mối quan hệ và nhữn cạnh tranh xã hội mới. Điểm bất lợi của tái định cư xen ghép là sự khác biệt về môi trường địa lý nhân văn  khó có thể xóa nhòa trong một thời gian ngắn, nên khả năng hồi hương của di dân tương đối cao trong giai đoạn đó. So sánh những thuận lợi và khó khăn của hai hình thức di dân trên, trong khu tái định cư có quy mô tương đối lớn tiến hành tái định cư theo cả hai hình thức xen ghép và tập trung. Giúp các hộ di dân xen ghép vẫn có người thân để thăm nom, vẫn có môi trường để nói ngôn ngữ của mình, tâm sự chuyện của mình, trong khi di dân tập trung lại có chỗ thân thích qua lại, cảm nhận được thế giới bên ngoài. Theo thời gian cảm giác xa lạ về địa lý nhân văn giảm bớt, cảm giác đã thích nghi và hòa nhập tăng thêm. Thứ 6, lựa chọn hành vi cứu trợ của chính phủ và xã hội, thực hiện các chương trình tai định cư. Di dân hồi hương không chỉ tạo thành hiện tượng lãng phí tài nguyên, bỏ hoang đất đai ở điểm tái định cư, còn dẫn đến áp lực về nhân khẩu và các tài nguyên khác với khu vực ven hồ thủy điện, gây khó khăn cho việc quản lý và điều hòa quan hệ xã hội, hơn hết, chính bản thân của di dân hồi hương cũng chịu hậu quả nặng nề từ hành vi hồi hương của mình: không có nhà cửa đất đai, không có tư liệu sản xuất hay nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống bấp bênh, mang lại nhiều nhân tố bất ổn cho xã hội. Chính phủ nên suy tính đến việc dùng một phần tiền đề mua đất cho di dân hồi hương. Việc này sẽ không gây ra những tổn thất về mạt quyền lợi xã hội, ngược lại, di dân hôi fhwowng có đất đai của mình, tự giải quyết ddwocwj vấn đề cơm ăn áo mặc hàng ngày, lại có thể dùng một phần thu nhạp đầu tư vào phát triển kinh tế, mang lại lọi ích cho xã hội. CHính phủ nên thành lập những trạm đăng ký di dân hồi hương, phát chi phí tái định cư cho di dân, tính vào trong dự toán tài chính. Theo ghi chép, huyện Triết Xuyên tỉnh  Hồ Nam thuộc khu hồ thủy điện Đan Giang Khẩu đã từng thành lập 3 trạm đăng ký di dân hồi huongw, chính quyền phát 57,2 vạn đồng, giúp di dân hồi hương ổn định cuộc sống. Chính phủ từng bỏ ra 2 tỷ đồng để tái định cư lại cho 15 vạn di dân hồi hương khu hồ thủy điện Tam Môn Hiệp Thiểm Tây. Tai định cư lại cần đầu tư một lượng tiền và sức ngoài lớn, tạo nên sự lãng phí tài nguyên, nhưng xét ở toàn cục chính trị và xã hội, không thể không làm vậy. Về tài chính của chính quyền địa phương, và việc mở rộng quỹ đọa trợ giúp, chính quyền khu vực lòng hô thủy điện cần suy tính đế n hành động viện trợ theo khẩu, tức xã hội hóa và tiến hành giữa các tỉnh có quan hệ chủ yếu. Những tinrh có liên quan cần cung cấp kinh phí , kỹ thuật và sự trợ giúp nhất định, cung cấp cho khu vực lòng hồ tin tức vieecj làm và vị trí công việc, thông qua việc cung cấp lao động để giúp cho khu vực lòng hồ giải quyết được phần nào áp lực về sinht ồn và phát triển.

Tóm lại, di dân hồi hương là hiện thực khách quan mà bất cứ công tác di dân hay việc xây dựng công trình thủy điện nào cũng gặp phải, cũng là một đề tài khó cần phải giải quyết. trước mắt, những nghiên cứu về di dân chủy yếu tập trung ở các phương diện tái định cư, di dời. Mặc dù giới học thuật cũng đã có một số nghiên cứu về nhwnxga vấn đề sau di dời, nhưng về cơ bả vẫn dừng ở những phân tích kinh tế học và những suy đoán giả thiết về việc làm giàu của di dân. Những nghiên cứu về vấn đề hồi hương và vấn đề an cư lạc nghiệp của di dân sau khi di dời lại tồn tại nhiều chỗ trống cần lấp đầy. Vì thế, nên tập trung nghiên cứu tính phức tạp và các biện pháp giải quyết vấn đề di dân thủy điện hồi hương

Lục Viễn Quyền

Trần Hạnh Nguyên dịch

(Nguồn: Tạp chí Học báo Đại học Trùng Khánh (Bản Khoa học xã hội), Số 1, Quyển 8, năm 2002, tr.14-18 )