Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/ 2016 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XII. Tổng số 07 di sản được công bố bổ sung đợt này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tiếng nói, chữ viết.

     Cùng với quyết định công bố di sản văn hóa phi vật thể đợt XI ngày 19/01/2016 Tây bắc có 02 di sản (Nghệ thuật Chiêng Mường và Mo Mường ở Hòa Bình) Và 01 di sản có tên trong đợt công bố nàyđó là Chữ viết cổ của người Thái, tỉnh Sơn La lần đầu tiên có di sản được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình: Tiếng nói, chữ viết.

     Danh sách di sản công bố đợt XII ngày 10/03/2016 cụ thể như sau:

STT

TÊN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

LOẠI HÌNH

ĐỊA ĐIỂM

 

1

 

Nghề thủ công tre, trúc Xuân Lai

 

Nghề thủ công truyền thống

Xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

 

2

 

Lễ hội Nghinh Ông

 

Lễ hội truyền thống

Xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

3

Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội truyền thống

Thành phố Đà Nẵng

 

4

 

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân

 

Lễ hội truyền thống

Quận Lê Chân. Thành phố Hải Phòng

 

 

5

 

 

Lễ hội Trương Định

 

 

Lễ hội truyền thống

Thị xã Gò Công, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

6

Chữ viết cổ của người Thái

Tiếng nói, chữ viết

Tỉnh Sơn La

 

7

 

Văn hóa chợ nổi Cái Răng

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

     Di sản văn hóa phi vật thể Chữ viết cổ của người Thái tỉnh Sơn La đáp ứng đủ các tiêu chí tại mục 2, điều 10 của Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010. Về quy định kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụ thể tiêu chí đặt ra như sau:

  1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương;
  2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ;
  3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;
  4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

 

Bản gốc Di sản chữ viết cổ của người Thái. Ảnh: sưu tầm

     Nói đến di sản văn hóa phi vật thể Chữ viết cổ của người Thái không thể không nhắc tới cuốn “Quam tô mương Mường Muổi”, “Quam tô mương Mường La”, “Táy pú xấc”, “Quam chưong han”,... Sách được viết bằng mực đen trên giấy dó, cố định thành từng quyển bằng chỉ chắc chắn độ bền cao. Di sản Chữ viết cổ của người Thái được gìn giữ qua nhiều thế hệ tộc người Thái, hiện số lượng không nhiều được bảo tồn tại bảo tàng tỉnh Sơn La và các cá nhân trong vùng.

     Những ghi nhận về di sản văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng thể hiện giá trị bản sắc đặc biệt của văn hóa tộc người, sự ra đời và tồn tại của di sản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, phục vụ và sáng tạo văn hóa trong diễn trình lịch sử của cộng đồng. Hiện nay chính quyền đã và đang có hướng "mở" nhằm khôi phục, truyền dạy rộng rãi đối với loại hình tiếng nói, chữ viết cổ của người Thái với mục đích kế thừa và phát huy vốn cổ văn hóa của cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt.