Nghề vẽ tranh hiện nay sử dụng các nguyên liêu có sẵn trên thị trường, đòi hỏi người vẽ phải phải có năng khiếu hội họa, khi vẽ cần tập trung cao độ, tỉ mỉ, chăm chút, khéo léo, tinh tế trong pha màu, sáng tạo trong từng khâu để tạo ra bộ tranh đặc trưng của cộng đồng. Để quy trình vẽ có hiệu quả phải trải qua các khâu từ chuẩn bị các loại vật dụng như: màu, bút vẽ, giấy vẽ... cho đến kỹ năng đi mảng, đi nét, pha màu thì người thợ phải có bộ đồ nghề chuyên dụng, đa dạng tương ứng với từng khâu trong quy trình vẽ.

Người Dao ở xã Lóng Luông thuộc nhóm Dao Tiền, là tộc người có nhiều thành tố văn hóa truyền thống được thể hiện trong đời sống với nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đặc biệt là nghề vẽ tranh thờ bằng phương pháp thủ công. Tranh chứa đựng nhiều giá trị, tính nhân văn và được sử dụng, tồn tại từ đời này qua đời khác tạo nên nét đẹp riêng biệt của của người Dao, đồng thời đáp ứng nhu hưởng thụ, sử dụng vốn văn hóa dân gian của cộng đồng. Bài viết đưa ra một số giá trị của nghề làm căn cứ để xây dựng các giải pháp, định hướng bảo tồn với nghệ thuật vẽ tranh thờ độc đáo của người Dao ở xã Lóng Luông hiện nay.  

Tóm tắt

            Bài báo đề cập đến phát triển du lịch văn hóa thông qua một số lễ hội mùa xuân của dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La: Lễ hội đền Nàng Han và đua thuyền truyền thống trên sông Đà huyện Quỳnh Nhai, lễ hội đền vua Lê Thái Tông, lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La, lễ hội Hết Chá tại Mộc Châu. Bài báo cũng phân tích thực trạng lễ hội hiện nay và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Từ khoá: du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, các dân tộc Sơn La

Xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh nhân lực giữa các vùng miền, nhằm phát huy nguồn nhân lực dồi dào của khu vực đồng bằng khai thác tiềm năng kinh tế của khu vực miền núi, qua đó phát triển kinh tế, văn hóa miền núi “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1969) đã đề ra chủ trương vận động nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lên khai hoang tại các tỉnh trung du và miền núi. Thực hiện chủ trương đó, các tỉnh đồng bằng có mật độ dân số đông, bình quân diện tích đất canh tác hạn chế như Thái Bình, Hưng Yên đã tích cực hưởng ứng, khẩn trương triển khai công tác tổ chức đưa nhân dân đi khai hoang, phát triển kinh tế miền núi, lựa chọn địa bàn Tây Bắc để thực hiện công tác thí điểm, từ đó nhân rộng mô hình ra các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong khi đó, Khu Tự trị Thái - Mèo và tỉnh Sơn La với đặc thù là địa phương có mật độ dân số thưa thớt nhất trên miền Bắc, diện tích đất đai rộng lớn nhưng thiếu lực lượng lao động, cũng chủ động, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng tiếp nhận nhân lực lên khai hoang. Chính quyết tâm của Trung ương Đảng cùng với sự chủ động, tích cực của các địa phương đã mở đầu cho một cuộc vận động cách mạng lớn trên toàn miền Bắc trong những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ XX - cuộc vận động“Đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.

Tóm tắt: Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã công bố Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng để lấy ý kiến tại đại hội cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương. Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo báo cáo chính trị chính là chủ đề Đại hội. Bài viết dưới đây góp ý vào chủ đề Đại hội XIII của Đảng trong dự thảo báo cáo chính trị.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Ðảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã để lại bài học thành công trên các vấn đề rất căn bản và trọng yếu của một cuộc biến đổi chính trị, xã hội sâu sắc và triệt để. Ðó là bài học về giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào; bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy cao nhất chủ nghĩa yêu nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; bài học về kiên định mục tiêu chiến lược đồng thời khôn khéo về sách lược với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị của lãnh tụ và đội tiền phong lãnh đạo; bài học về xử lý đúng đắn tình thế và thời cơ cách mạng.