Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2018 - Lễ hội Pang A là nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người La Ha các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La. Lễ hội “Pang A” được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe, may mắn cho dân làng và bày tỏ lòng cảm tạ thần linh và các thầy lang có công bảo vệ dân bản.

Hiện nay, dân tộc Kháng ở huyện Quỳnh Nhai có gần 4.000 người, chiếm khoảng 6% dân số toàn huyện, sinh sống chủ yếu ở một số bản, thuộc các xã Chiềng Ơn, Mường Giàng, Chiềng Khay, Cà Nàng, Mường Giôn. Riêng ở xã Chiềng Ơn, người dân tộc Kháng chiếm hơn 60% dân số và còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống.

Cư trú theo hình thái từng bản và không quần cư trên địa hình vùng cao, người HMông ở tỉnh Sơn La có có số dân đứng thứ 3 toàn tỉnh với 18.969 hộ, 118.920 người, phân bố tại 126 xã, 632 bản. Các bản và các xã dân tộc HMông hầu hết thuộc 90 xã khu vực 3 và 310 bản đặc biệt khó khăn. Người Hmông ở Sơn La có 3 ngành: Hmông hoa (Hmông lềnh), Hmông trắng (Hmông đơ) và Hmông đen (Hmông đu). Cư trú chủ yếu ở các vùng núi cao thuộc các huyện Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Sông Mã, Sốp Cộp. Mộc Châu là huyện đang quy tụ cả 3 ngành Hmông với 2.445 hộ, 13.258 người, tập trung đông nhất ở các xã: Tân Lập, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa, Lóng Sập, Chiềng Hắc và thị trấn Nông trường Mộc Châu.

Vào đầu năm 1976, chúng tôi (Emily Schultz và Robert Lavenda) đi đến miền bắc Cameroon ở miền tây châu Phi để nghiên cứu về quan hệ xã hội ở thị trấn Guider, nơi chúng tôi thuê một căn nhà nhỏ để ở. Trong những tuần đầu tiên sống ở đó, chúng tôi thích dùng những buổi chiều tối ấm áp của mùa khô để đọc sách và viết lách trong ánh sáng rực rỡ của ngọn đèn điện sáng nhất trong ngôi nhà, ngọn đèn chiếu sáng cả một mái hiên rộng trống trải.

Kể từ sau khi nước Trung Quốc thành lập đã xây dựng hơn 86000 công trình hồ chứa nước, số lượng di dân vượt qua 10.000.000 người. Số di dân này, bất kể là tái định cư theo kiểu chính sách hay kiểu mở, không lâu sau đó đều xuất hiện hiện tượng hồi hương, thậm chí hiện tượng này đôi khi còn diễn ra tương đối nghiêm trọng. Hiện tượng di dân hồi hương trở thành một vấn đề xã hội quan trọng trong di dân thủy điện ở nước ta. Hiện nay, di dân lần hai công trình thủy điện Tam Hiệp Trường Giang đã được triển khai toàn diện, nghiên cứu nghiêm túc vấn đề conf tồn tại trong công tác di dân của nước ta có ý nghĩa sâu xa với việc tái định cư di dân thủy điện giai đoạn hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu của văn hóa học là tập hợp các phương thức, thao tác và biện pháp được sử dụng để phân tích văn hóa và, ở mức độ nhất định, tạo nên đối tượng của nghiên cứu văn hóa.