Tháng 9 năm 2022 nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 4 trụ đá tại bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

          Trụ thứ nhất (Hình 1): trụ được làm bằng đá xanh, có hình vuông, đất đá đã phủ một phần chữ ở phần chân. Trụ cao 2m, cạnh 30cm, 4 mặt có khắc chữ Thái, chữ khắc chìm các nét có độ nông sâu khác nhau, chữ đều, rõ, khắc theo dòng ngang thẳng có xuống dòng, dọc theo các mặt của trụ đá. Ở phần chân trụ (nơi tiếp giáp với đất) có khắc số 1871, 1923, 58. Phần đỉnh trụ chia làm 2 phần có tạo hình thắt giống hình quả bầu hoặc hình búi tóc của phụ nữ người Thái:

          Phần ngọn: cao 15cm, thon hình quả bầu, uốn nhỏ lại về phía đỉnh trụ, có khắc hoạ tiết hình cánh sen, hướng lên trên, đều nhau ôm quanh phần ngọn, các đường khắc sâu hai lớp song song, rõ nét, mềm mại, mặt trước đã bị sứt ngang làm biến dạng một số nét khắc.

          Phần đế: cao 15cm, thon vát từ thân trụ nhỏ dần về phía ngọn, có khắc hoạ tiết hình cánh sen ngả xuống phía dưới, đều nhau ở cả 4 cạnh, ngoài ra còn khắc hình chữ "Thọ" ở mặt trước và sau của phần đế.

                          Hình 1                           Hình 2                    Hình 3                          Hình 4

(Nguồn: Nhóm tác giả, chụp ngày 20/9/2022)

          Trụ thứ hai (Hình 2): trụ cao 180cm, hình bát giác, 4 mặt to, 4 mặt nhỏ, chiều rộng của mỗi mặt to là 18cm, mặt nhỏ 12cm. Phần đỉnh trụ tạo hình chóp 4 mặt có ngăn cách với phần thân trụ là khối phẳng 4 mặt, mỗi mặt rộng 30cm, cao 15cm. Các cạnh và phần cạnh của phần chóp có khắc chữa Hán cạnh nhỏ bên trái trụ, chữ Thái ở các mặt và số khắc 1908 ở sau trụ. Chữ khắc chìm, các nét to rõ ràng, có độ nông sâu khác nhau ở mặt phẳng của các cạnh. Trụ 2 cách trụ thứ nhất 20m và không khắc hoạ tiết hoa văn. 

          Trụ thứ ba (Hình 3): nằm trong khuôn viên của Nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ của xã, cách trụ thứ 2 khoảng 600m, trụ hình bát giác, 4 mặt to mỗi mặt 18cm, mặt nhỏ 13cm. Bề mặt trụ nhẵn, mặt chính có khắc số 1903 nằm ngang, chữ Thái to ở chính giữa 2 bên là chữa Hán, phía trên số, 1903 có khắc nổi con vật giống hình Nghê: mình nằm ngang, đầu hướng về phía trước, có bờm ở cổ, miệng rộng, có răng lanh, đùi trước và sau có hình soắn ốc, toàn thân nằm trên một khối vuông (rộng 18cm, cao 18cm, dày 7cm), hình đã bị sứt không nhận diện được phần mũi, mắt và đuôi. Mặt sau có khắc chữa Thái nhỏ, đều theo chiềng ngang. Phần chóp cao 20cm vát đều sang 2 bên tạo hình tam giác cân, chính giữa của mặt trước và sau là chữ "Thọ", tiếp đến là chữ Hán và chữ Thái. Mặt bên của phần chóp khắc hình 2 con rồng, uốn lượn, ôm mây, các nét khắc mềm mại, uốn lượn từ phía trước ra phía sau, đầu hướng xuống dưới phía sau trụ.

          Trụ thứ tư (Hình 4): nằm trong một miếu thờ bao quanh là ruộng lúa, cách trụ thứ 3 700m, trụ đã bị gẫy, không còn nguyên vẹn, người dân đã xây ngôi miếu nhỏ và đặt trụ bên trong. Trụ gồm 2 phần: phần thân trụ vuông, cao 70cm, có khắc chữ Thái ở mặt trước, phần đỉnh trụ là một khối cầu gắn với phần thân bằng xi măng, không khắc hoạ tiết và chữ, bề mặt gồ ghề, diện tích 30cm.

          Căn cứ vào nhiều nguồn thông tin khác nhau, 4 trụ đá rất có thể là bia mộ của Tri châu (chức quan do Nhà Nguyễn phong) Cầm Bun Oai (1871 - 1934) và những người thân cận. Các trụ đá mang nhiều giá trị về văn hoá, lịch sử về vị "vua Thái" (tên người dân thường gọi) và vùng đất Mường mụa (xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn ngày nay). Trong tương lai cần có các cuộc thám sát, nghiên cứu, khai quật khảo cổ theo quy định để làm rõ những nội dung khắc trên trụ đá và những vấn đề có liên quan, để từ đó làm cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương có phương án, kế hoạch, bảo vệ, phục dựng, bảo tồn khu mộ "vua Thái" ở Sơn La.

Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm văn Cương, sinh năm 1921 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Năm 1937, đồng chí tham gia tổ chức Thanh niên dân chủ rồi Thanh niên phản đế tại Nam Định. Năm 1940, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp bắt và kết án 5 năm tù, giam tại nhà lao Nam Định rồi đày lên Sơn La và Hòa Bình. Năm 1943, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại nhà tù Sơn La [2;tr.13.]

1. Tôi luyện trong ngục tù

Trong khoảng thời gian từ 1941 đến 1943, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch bị kết án và bị đi đầy tại nhà tù Sơn La. Mặc dù thời gian giam giữ ngắn ngủi nhưng đồng chí đã thể hiện được tư cách của một người cộng sản trung kiên – vượt qua gian khổ, sự đàn áp, tra tấn dã man của kẻ thù để được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương[2;tr.34].

Trong bài “Niềm tin là sức mạnh” của đồng chí Văn Tiến Dũng đăng trong tập hồi ký cách mạng “Suối reo năm ấy”, đã ghi lại khoảng thời gian đồng chí Nguyễn Cơ Thạch cùng nhiều đồng chí trung kiên của Đảng đã bị đày lên nhà tù Sơn La “trong năm đó và sang năm 1941, cho đến trước khi tôi rời khỏi nơi đây, nhiều cán bộ của Đảng, anh trước, anh sau lần lượt bị đưa lên Sơn La. Nguyễn Văn Trân, Song Hào…rồi Lê Đức Thọ, Lê Quốc Thân, Vũ Dương, Tô Quang Đẩu, Nguyễn Cơ Thạch, sau đấy là Nguyễn Đức Quỳ, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Khang, Lê Hiến Mai…”[1; tr.55].

Sau khi bị đưa lên đi đày tại Nhà tù Sơn La, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã được Chi bộ nhà tù giao cho nhiệm vụ trong Ban văn hoa, dạy văn hóa, dạy hát cho các tù chính trị tại nhà tù. Với khả năng ngoại ngữ tốt, đồng chí còn được giao nhiệm vụ quan trọng là phiên dịch các yêu sách, đưa tiếng nói của Chi bộ nhà tù đòi các yêu sách cho tù chính trị khi giao tiếp với giám ngục hoặc cai ngục người Pháp (hiện nay trong nhà tù vẫn còn lưu giữ dấu vết chiếc bàn nơi đồng chí Nguyễn Cơ Thạch thực hiện công việc ghi chép và phiên dịch của mình).

Giữa năm 1942, toàn thể tù chính trị đang chuẩn bị cuộc đấu tranh đòi “phát quần áo đúng kì hạn” thì Cút xô – tên Chánh xứ cáo già đã dở thủ đoạn làm chệch hướng đấu tranh của tù chính trị, “hắn đã vin cớ đánh anh Cương (Nguyễn Cơ Thạch) rất vô lý rồi ra lệnh phạt giam xuống hầm ngầm.… Riêng về việc Cút xô đánh và phạt giam anh Cương, ban lãnh đạo chỉ cử đại biểu gặp Cút xô tỏ thái độ kịch liệt phản đối; mặt khác, anh em tìm cách tiếp tế, bồi dưỡng sức khỏe cho anh Cương tại hầm ngầm. Sau đó ít lâu, chắc rằng không thể làm chệch mục tiêu cuộc đấu tranh của chúng tôi nên Cút xô đã thôi phạt giam anh Cương và thực hiện phát quần áo cho tù chính trị”[1; tr.89]. Khi tờ báo Suối Reo được xuất bản bí mật trong tù, “đồng chí Cương là người trình bày cho tờ báo”[2; tr.40].

Với thời gian bị giam không nhiều nhưng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã giữ vững được ý chí của người Cộng sản trung kiên, vượt qua sự tra tấn dã man, tàn bạo của kẻ thù để được đứng vững trong hàng ngũ của Đảng “Đảng viên và nhóm “trung kiên” là cầu nối Đảng với quần chúng trong tù, và cùng với mọi người treong tù tuyên truyền ra binh lính, viên chức và nhân dân bên ngoài. Anh Nguyễn Cơ Thạch vững vàng và xứng đáng là một đảng viên trong nhà tù Sơn La”[2, tr.34].

Cuối năm 1942 đầu năm 1943, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt, số tù chính trị bị bắt ngày càng đông nên thực dân Pháp chủ trương đưa số người bị kết án nặng đi Côn Đảo, nhẹ thì đưa đi các nhà tì khác để dành chỗ cho những người mới bị bắt lên. Do đó, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương) cùng một đoàn tù bị đưa về Hà Nội nhưng mới tới Hào Bình thì bị Nhật ném bom nên tắc đường và phải giữ đoàn tại Hòa Bình. Tại đây, đồng chí Thạch cùng các đồng chí trong tù tiếp tục thực hiện tổ chức hoạt động chặt chẽ như khi bị giam ở Sơn La, “Chi bộ chỉ định đồng chí Phạm Văn Cương làm thư kí cho “sếp” ngục trong tù”

[2; tr.40]. Đầu năm 1945 khi các có lệnh rút khẩu phần ăn của anh tù trong trại, Chi bộ quyết định tổ chức đấu tranh và “quyết định đồng chí Cương không tham gia đấu tranh để làm liên lạc giữa các trại, góp phần tiếp tế cho anh em, nắm thông tin từ bên ngoài”[2; tr.40 – 41]. Khi Nhật chiếm nhà tù thay Pháp, chúng mong muốn lôi kéo tù chính trị theo Nhật nhưng nhờ sự nhanh nhạy của đồng chí Cương đã lái câu chuyện theo hướng khác khiến tên sĩ quan Nhật quên mất nội dung cần hỏi. Theo đồng chí Nguyễn Đức Tâm, đây “âu cũng là khiếu ngoại giao của Nguyễn Cơ Thạch đã có ngay từ ngày đó”[2; tr.42].

2. Nhà ngoại giao lỗi lạc

Tháng Tám năm 1945, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch lãnh đạo cướp chính quyền tại phủ Nghĩa Hưng và các tổng phía Nam huyện Vụ Bản, Nam Định. Tháng 9 năm 1945, đồng chí về công tác tại Bộ Quốc phòng, làm bí thư giúp việc cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Năm 1947, được cử làm Chánh văn phòng quân ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy các cơ quan của Bộ quốc phòng và cơ quan Tổng tư lệnh.

Năm 1949, đồng chí làm Phó Bí thư rồi quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông, kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh. Năm 1951, đồng chí được cử làm Ủy viên Đảng đoàn và Ủy viên Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 3, Bí thư Đảng ủy các cơ quan của Liên khu. Năm 1954, đồng chí được điều về làm Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao. Năm 1956, đồng chí được cử làm tổng lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ. Bắt đầu từ đây, sự nghiệp của một nhà ngoại giao chính thức bắt đầu và để lại nhiều dấu ấn với nền ngoại giao Việt Nam, nhất là trong cuộc đàm phán ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam cũng như thể hiện sự sắc sảo, nhạy bén với tư cách một nhà ngoại trưởng tài ba.

Năm 1960, đồng chí giữ chức Thứ trưởng – kiêm Ủy viên Đảng đoàn Bộ Ngoại giao, giúp việc đắc lực cho Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Năm 1961, đồng chí được Đảng, Chính phủ giao trách nhiệm quyền Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Geneve về Lào năm 1961 – 1962

Từ năm 1964, Đồng chí giữ trách nhiệm là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách mặt trận đấu tranh chống Mỹ. Sang thời kỳ này, ngoại giao đã trở thành một mặt trận có ý nghĩa chiến lược. Đồng chí đứng đầu công tác tham mưu cho mặt trận “vừa đánh vừa đàm” rồi trực tiếp làm trợ lý cho đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thủy trong đàm phán với Mỹ đưa tới việc kí két Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973.

Năm 1980 đồng chí Nguyễn Cơ Thạch giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đây là thời kì đất nước trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, nhất là vấn đề Campuchia. Đồng chí chính là người “phá vây” cho mối quan hệ ngoại giao đóng băng về vấn đề Việt Nam và Campuchia trong quan hệ quốc tế. Là người đứng đầu ngành Ngoại giao, đồng chí đã cùng cả ngành linh hoạt ứng phó với các tình thế mới và “có công lớn đề xuất những đổi mới về tư duy và chính sách đối ngoại, cải thiện các quan hệ với bên ngoài, đưa đất nước thoát khỏi thế bị bao vây cấm vận, mở rộng hợp tác và đi vào hội nhập với khu vực và quốc tế”[2; tr.30].

“Đồng chí là một nhà ngoại giao kì cựu đã từng chứng kiến những thay đổi lớn lao trên thế giới, chỉ ra nguồn gốc sâu xa, động lực bên trong của những thay đổi ấy là những biến đổi bên trong đòi sống kinh tế của các nước, mà động lực chính là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang dẫn đến sự sắp xếp lại lực lượng và cục diện mới trên trường quốc tế”[2; tr.31].

Với công lao và thành tích đối với cách mạng, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (ngày 21 tháng 01 năm 1995), Huy hiệu 50 năm tuổi đảng cùng nhiều Huân chương, huy cương cao quý khác của Việt Nam và nước ngoài.

Trong lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước cho đồng chí Nguyễn Cơ Thạch ngày 15/1/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu: “Suốt hơn 60 năm hoạt động cách mạng, với phẩm chất của một chiến sĩ cộng sản ưu tú, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã dành cả cuộc đời mình chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí xứng đáng là người con xuất sắc của ngành Ngoại giao, nhà lãnh đạo xuất sắc, góp phần to lớn đưa ngành Ngoại giao đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác cùng với nhân dân cả nước".[3]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bảo tàng cách mạng Việt Nam – Bảo tàng Sơn La (1993), Hồi ký cách mạng Suối reo năm ấy, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
  2. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2003), Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch
  3. https://baoquocte.vn/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-nha-ngoai-giao-loi-lac-nguyen-co-thach-qua-nhung-buc-anh-145764.htm

Từ xa xưa, cha ông ta đã nhận thức được, nước là khởi nguồn của sự sống. Cũng không biết từ bao giờ, nước đã được nâng lên thành vị thần bảo hộ cho cuộc sống vật chất và tinh thần, đi vào thế giới tâm linh của những cư dân nông nghiệp Đông Nam Á và ngự trị ở đó với niềm tôn thờ đầy thành kính. Theo thời gian, tín ngưỡng thờ nước không hề nhạt phai, nó vẫn được duy trì không chỉ với ý niệm là một tín ngưỡng linh thiêng trong tâm tưởng của những người dân nông nghiệp chất phác và thuần hậu nơi đây, mà còn gắn liền với niềm vui sống của họ.

Người Lào có rất nhiều phong tục, tập quán được hình thành trong quá trình lịch sử. Những phong tục, tập quán này từ lâu đã trở thành lệ làng và được mọi người tự giác thực hiện. Một trong những phong tục tiêu biểu của người Lào là các nghi lễ trong đám tang.

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (hai tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng Bằng sông Hồng). Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, tổng diện tích gần 55.000km2. Nhìn theo hình kỷ hà, vùng Tây Bắc là một hình thang có đáy lớn ở phía bắc (gồm Lai Châu và Lào Cai) giáp Mông Tự, Trung Quốc. Đáy nhỏ là tỉnh Hòa Bình giáp với Thanh Hóa về hướng nam. Phía đông tiếp giáp vùng Đông Bắc qua rặng Hoàng Liên Sơn. Phía tây giáp với Luông Phabang của Lào mà đỉnh xa nhất của Tây Bắc tiếp giáp với Lào là A Pa Chải. 

Hà Giang – mảnh đất biên giới cực Bắc của Tổ quốc là nơi có Cột cờ Lũng Cú hiên ngang và Cao nguyên đá Đồng Văn với những dãy núi đá tai mèo trập trùng. Nơi đây còn lưu giữ văn hóa truyền thống phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào 22 dân tộc. Người Mông chiếm phần đông nhất trong số các dân tộc làm ăn sinh sống từ bao đời nay trên vùng cao nguyên cực Bắc.