Thành phố Lai Châu những ngày cuối năm 2014 thật tưng bừng và tươi đẹp đầy quyến rũ. Tôi đưa giấy giới thiệu và lời đề nghị rất cầu thị nhưng Chánh Văn phòng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Lai Châu vẫn nhắc lại là các cán bộ Sở đang rất bận cho ngày Hội, mong tôi thông cảm. Tuy không đạt được tất cả như  ý muốn nhưng tôi rất cảm ơn thái độ lịch thiệp của anh và các cán bộ Sở. Lời hứa sẽ hợp tác toàn diện với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thuộc Đại học Tây Bắc và thái độ lịch lãm trong văn hóa giao tiếp của các anh tạo cho tôi ấn tượng ban đầu thật ngọt ngào.

Sau mười năm tôi mới trở lại mảnh đất này. Tôi đang đi trong thành phố mà dù đã vài lần nhìn thấy trên TV tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Một thành phố hiện đại, thành phố của hiện tại và tương lai rất khang trang to đẹp. Đứng trước tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Lai Châu, tôi lại nhớ tới tượng đài Bác Hồ ở đền Hùng và lời dạy đã thấm vào máu thịt của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, trở thành lẽ sống và đặc trưng văn hóa Việt Nam: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Trò chuyện với Trần Duy Văn, một cán bộ Phòng Văn hóa Báo Quân đội nhân dân, chúng tôi rất vui về cuộc gặp không hẹn trước. Anh cứ tiếc không biết trước tôi sẽ lên Lai Châu, nếu biết, anh sẽ tặng tôi một số tư liệu chắc sẽ hữu ích cho công việc của tôi. Chúng tôi cùng đi xem và chụp các bức ảnh về lễ hội. Cả hai chúng tôi rất vui và hạnh phúc khi được tận mắt nhìn thấy và ghi được những hoạt động văn hóa đa sắc màu mà rất đặc trưng của văn hóa Thái.

Các gian trưng bày và giới thiệu văn hóa của đồng bào Thái 8 tỉnh phía Bắc đã tạo ấn tượng sâu sắc với người xem. Không phải chúng tôi chiếm lĩnh các hình ảnh mà không gian và hình ảnh văn hóa độc đáo đã chiếm lĩnh chúng tôi. Tất cả tinh hoa của dân tộc Thái từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã hội tụ về đây. Tôi đặc biệt bị cuốn hút bởi một góc trưng bày với chủ đề Văn hóa gia đình. Bạn có thể thấy ngay trước mắt mình một gia đình với các thế hệ mỗi người một việc: người dệt vải, người làm chăn, dệt khăn, nấu xôi …quây quần quanh bếp lửa hồng. Câu thơ của Chế lan Viên, của Huy Cận, trang văn của Tô Hoài lại thức dậy trong cảm xúc của tôi. Kia là mế với lửa hồng soi tóc bạc(1), kia là em với chiếc khăn piêu thêu chỉ hồng(2), xa xa một chút hình như là dòng Nậm Muội uốn quanh mềm mại, dáng lưng ong con gái dịu dàng(3) . Tất cả đang hòa quyện ngọt ngào trong hương thơm nếp xôi(4) của Mai Châu.

Rất nhiều những hoạt động mang bản sắc văn hóa Thái được trình diễn đạt tới nghệ thuật cao và độc đáo. Đây là lễ cầu mưa, kia là lễ cầu chúc năm mới, cầu cho mùa màng tươi tốt, lễ cầu phúc, lễ cầu hồn…

Tôi đã xem hàng trăm lần múa xòe, múa sạp nhưng chưa bao giờ cái hồn của điệu múa cuốn hút tôi đến thế. Kết thúc rồi mà trong tôi cứ ngân lên câu ca: “Chiều buông xuống hà ơi tiếng hát, làm mềm lûcore.edit][4]=1


CÁC BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC