Đền thượng được xây dựng vào thời Lê. Niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) là nơi thờ tự anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300)[10;1] người có công bảo vệ bờ cõi, một Danh nhân lịch sử, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức các thế hệ người Việt Nam. Đền cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 350m theo hướng ngược dòng sông Nậm Thi con sông tự nhiên nối liền 2 nước Việt - Trung. 
     Tọa lạc trên ngọn đồi thuộc dãy núi Mai Lĩnh ngay sát biên giới thuộc phường Lào Cai thành phố Lào Cai. Đền thượng có lối kiến trúc cổ, không gian đẹp, có cổng tam quan vào đền và cổng tam quan vào di tích Đền thượng.
     Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thượng (1996) có cây di sản Việt Nam trên 300 năm tuổi, chu vi trên 40m, cao khoảng 30 đến 35m án ngữ ngay cổng vào sau cửa tam quan.
     Cây di sản tại đây thuộc cây Đa lông có tên khoa học Ficus drupacea, họ Morase, cây gỗ trung bình, công dụng lấy gỗ, làm cảnh [60;2] lá nguyên hình bầu dục, quả bằng hòn bi có phủ lông màu hung, lá biến đổi về hình thái [42;3], phân bố rộng rãi khắp cả nước, rễ trồng, có tuổi thọ cao, ít sâu bệnh.
     Cây thuộc nhóm A trong tiêu chí cây di sản và điều kiện lựa chọn của Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 
     Tiêu chí nhóm A. Cây tự nhiên
     - Sống trên 200 năm
     - Cao to hùng vĩ
     + Cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân
     + Cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với cây đa, si thuộc chi Ficus
     - Có hình dáng đặc sắc
     - Đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm cây có giá trị lịch sử văn hóa. 
     Điều kiện lựa chọn:
     - Cây di sản phải đáp ứng được các tiêu chí cây di sản đã được công bố
     - Chủ sở hữu cây di sản phải được xác định rõ ràng và làm thủ tục đăng ký.
     - Số lượng các cây di sản phải tương xứng với khả năng bảo tồn của Hội và cộng đồng.
     - Hướng tới việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực cây di sản.
     Về cảnh quan: Cây có các nhánh, cành, rộng, xum xuê bao chùm toàn bộ lối vào đền, bổ xung chính cho không gian xanh, bầu không khí trong lành cho ngôi đền. Cây đẹp, có nhiều rễ phụ, nhiều thân to tạo thành một thể thống nhất đặc trưng rễ thấy của cây cổ thụ. Cành cây xòa xuống khu vực tượng 12 con giáp (tượng thuộc loại tượng tròn, chất liệu bằng đá), hướng ra bờ sông nơi biên giới tạo cảnh sắc thiên nhiên đậm chất Việt.
     Về lịch sử: Cây có tuổi thọ cao (trên 300 năm tuổi), bảo vệ cho Đền, chứng kiến di biến, đổi thay của ngôi đền, của nhân dân địa phương nơi đây. Ngoài ra cây còn là minh chứng về sinh thái, môi trường. 
     Về văn hóa: Quan niệm người Việt cho rằng "cây gạo có ma, cây đa có thần" Cây di sản ở đây cũng không ngoại lệ, ngay dưới gốc cây có miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn nghi ngút hương bởi du khách thập phương đến với đền với Cây di sản, để du lịch tâm linh, khám phá văn hóa, hòa nhập vào không khí sôi động của kinh tế thị trường nơi cửa khẩu vùng biên giới.
     Cây không thuộc nhóm cây gỗ quý hiếm nhưng lại thuộc nhóm mang giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ cao, cây Đa lông ở Đền thượng đã gắn bó với nhân dân địa phương qua nhiều thế hệ và chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc giữ gìn: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh, nấm mốc để có biện pháp chữa trị kịp thời, cắt tỉa cây leo, đảm bảo vùng đất để cây sinh sống. phát huy, khai thác tiềm năng to lớn về du lịch, tái sử dụng nguồn kinh phí nhằm tu bổ, chăm sóc, bảo tồn và định hướng phát triển lấy cây di sản Đền thượng làm trung tâm. Xứng đáng với sự hi sinh cao cả của ông cha ta, tạo môi trường học tập tốt đẹp hướng về nguồi cội đó là bản sắc Việt trong văn hóa.
     Sách tham khảo:
     1. Quốc chấn (chủ biên), Lê Kim Lữ, Cẩm Hương. Những danh tướng chống ngoại xâm. NXB Giáo dục. 2002
     2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm. NXB Nông nghiệp.2010
     3. Cục Điều tra Quy hoạch. Bộ môn điều tra cây rừng. NXB Nông thôn 1970.