Văn hóa các tộc người luôn nhận được sự chú ý, quan tâm của du khách, những người yêu mến, khám phá văn hóa vùng cao. Điển hình nhất phải nói tới phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn dân gian, tín ngưỡng đa dạng, phong phú của cộng đồng các tộc người Tây Bắc.

      Đời sống nông nghiệp lúa nước, phát đốt truyền thống là nền tảng cho sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, những nét văn hóa mang đậm dấu ấn tộc người càng được khẳng định từ đó có những định hướng nhằm bảo tồn, phát huy, làm giàu vốn văn hóa đó.

     Đầu năm Bính Thân 2016 Tây Bắc vinh dự có thêm 02 di sản thuộc tỉnh Hòa Bình được vinh danh, nâng số di sản văn hóa phi vật thể vùng Tây Bắc lên 09 di sản (trước đó năm 2015 có 07 di sản được công bố), thuộc nhiều loại hình như: Nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống.
     Tại Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ban hành theo Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL ngày 19/ 01/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố 15 di sản thuộc các tỉnh: An Giang (01 di sản); Bắc Kạn (01 di sản); Hà Giang (01 di sản); Thái Nguyên (01 di sản); Hà Nội (02 di sản); Hải Dương (01 di sản); Bắc Ninh (06 di sản) và Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hòa Bình thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, Mo Mường ở Hòa Bình thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

     Đây là vinh dự với tỉnh Hòa Bình với văn hóa người Mường cũng như văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nói chung. Quyết định cũng nêu rõ, các di sản được đánh giá có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa của đông đảo người dân.

     Quyết định này cũng nêu rõ: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong phạm vi quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

     Một số hình về văn hóa Chiêng Mường và văn hóa Mường: