Chúng ta thường nói tới thuật ngữ bản sắc văn hóa và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Thế nào là bản sắc văn hóa vẫn là vấn đề trừu tượng với nhiều người; còn làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa là một vấn đề không dễ dàng khi hội nhập kinh tế trên thế giới ngày càng sâu rộng.

Chúng ta thường nói tới thuật ngữ bản sắc văn hóa và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Thế nào là bản sắc văn hóa vẫn là vấn đề trừu tượng với nhiều người; còn làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa là một vấn đề không dễ dàng khi hội nhập kinh tế trên thế giới ngày càng sâu rộng. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm văn hóa riêng thể hiện qua lối sống, cách ứng xử và các hành vi giao tiếp khác. Người phương Tây khi giao tiếp thường bắt tay biểu hiện bàn tay không có vũ khí. Người phương Đông lại cúi đầu chào, gọi người khác là đại nhân (người lớn), tiên sinh (người sinh ra trước, hiểu biết nhiều như là người anh). Cái đó thuộc về bản sắc văn hóa vì nó chỉ có thể tìm thấy ở nơi này mà không thể tìm thấy ở nơi khác, nghĩa là cái đặc trưng của một cộng đồng người, của một tộc người biểu hiện ra ở từng cử chỉ, hoạt động sinh tồn của cá thể cũng như của cả cộng đồng.

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân tộc. Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người. Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảo lưu. Nó có thể được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người.

Như trên đã nói, bản sắc văn hóa là một vấn đề trừu tượng. Hiểu và giải thích nó cũng không phải là vấn đề đơn giản. Nước ta chịu sự ảnh hưởng và du nhập của hai nền văn hóa Đông và Tây. Thời phong kiến, chủ yếu là văn hóa phương Đông mà cụ thể là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Việc hai nền văn hóa ấy được truyền vào Việt Nam có những nguyên nhân khác nhau nhưng chỉ những cái gì “hợp thổ nghi” mới tồn tại và phát triển, nghĩa là nó được người Việt Nam vận dụng một cách linh hoạt.

Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống rất nhân văn, nhân ái đã được tổng kết thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Những nét bản sắc văn hóa ấy đã góp phần to lớn làm nên sức mạnh vô địch của  cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam là thành trì vững bền trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số

Bản sắc văn hóa một phần được thể hiện qua các di sản văn hóa. Đó là những sản phẩm văn hóa (có thể là thiên tạo cũng có thể là nhân tạo, là vật thể hoặc phi vật thể). Dù là thiên tạo nhưng nó phải được con người cảm xúc, rung động, thưởng thức và đặt tên theo cách hiểu của văn hóa Việt Nam. Nhiều nơi trên thế giới có thể cũng có vậ[show_author]=