Tháng 2/2021 trong quá trình điền dã văn hóa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện tại gia đình ông Lò Văn Tương ở Phường Chiềng Cơi, TP Sơn La có 01 bộ khuôn dùng để làm cúc bướm của người Thái Đen. Qua khảo sát, trao đổi với chủ nhân bộ khuôn chúng tôi được biết khuôn được làm khoảng trước năm 1970 do ông Lò Văn Tương tự làm. Hiện nay, khuôn vẫn được sử dụng thường xuyên nhằm cung cấp lượng cúc cho người phụ nữ Thái làm áo cóm trên địa bàn tỉnh Sơn La. Khuôn còn khá nguyên vẹn, được làm bằng chất liệu đất nung, màu đỏ, chất đất mịn đặc trưng của loại đất dùng để làm gốm ở Chiềng Cơi trước đây.

Một số thông tin chúng tôi thu thập được như sau:

            Khuôn được làm bằng đất nung, theo kinh nghiệm của người thợ làm nghề chế tác cúc bướm (tiếng Thái gọi là Mắc Pém) thì khuôn được tạo bởi đất sét phơi khô sau đó nung qua lửa sẽ chịu được nhiệt độ cao, có độ bền, dễ sửa chữa. Khuôn dùng để đúc phôi, phần cúc thô ban đầu trong tạo hình cúc bướm.

Diện tích khuôn rộng 10cm, dài 25cm, cao 5cm, một đầu hở để đổ nguyên liệu dẫn vào các hàng khuôn bên trong. Khuôn gồm hai mặt ốp/ghép vào nhau, một chiếc trơn, một chiếc được người thợ gia công 24 con tương ứng mỗi con một cúc, độ dày của cúc dao động từ 1mm - 1,5mm. Khi đúc, 2 chiếc khuôn ốp vào nhau tạo sự chắc chắn và không chảy nguyên liệu ra ngoài. Trong quá trình đúc, người thợ dùng 2 chiếc kẹp tre (vam) dày 0,7cm, dài 40cm cố định một đầu và đầu còn lại được khóa bằng dây thép để khi đúc xong, tháo dây thép ra và lấy phôi.

Để tránh nhiệt độ cao người thợ thường tạo đế bằng gỗ và mặt trên được lót bằng bằng vải ướt sao cho khi đúc, tháo kẹp tre (vam) không bị cháy thanh tre và tránh nóng cho người đúc. Khuôn được làm thủ công bằng các vật liệu tự nhiên tuy khá đơn sơ nhưng lại có độ bền, chắc chắn, nhẹ và dễ di chuyển.

Để có bộ sản phẩm cúc bướm là kết quả của quá trình lao động chuyên cần, tài hoa khéo léo, người thợ đã gửi gắm tâm huyết qua cáchchế tạo khuôn dùng để đúc, nguyên liệu làm khuôn được lấy trong tự nhiên gần gũi với con người tạo ra những bộ cúc bướm đẹp mắt có tính đặc trưng trong bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái. Khuôn với chất liệu đất dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ chế tác,đặc biệt có độ bền cao, quy trình tạo khuôn được đúc kết từ nhiều thập kỷ, sản phẩm phù hợp với tập tính sử dụng, đáp ứng các nhu cầu về văn hóa, đặc biệt là trang phục của cộng đồng người Thái Sơn La.

Khuôn đúc cúc bướm của người Thái Sơn La

Ngày 03/03/2021,trong quá trình khảo sát các di tồn văn hóa vật chất thuộc văn hóa người Thái tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La chúng tôi đã phát hiện 02 đồ đựng bằng gốm (người Thái gọi là “Phai”) dùng để nhuộn chàm và đựng nước sinh hoạt tại gia đình ông Hoàng Văn Chiển, 61 tuổi (bản Nặm Ún, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu).

Sau khi trao đổi, chỉnh lý chúng tôi đo được các thông số sau:

- “Phai 1”: Hình tròn miệng loe, đáy và miệng tròn, rìa mép vuốt tròn, xương gốm dày. Thân gốm thô, không trang trí hoa văn. Kích thước: cao 31cm, vòng miệng rộng 103cm, vòng đáy 70cm. “Phai” còn khá lành lặn.

- “Phai 2”: Hình tròn miệng loe, đáy và miệng tròn, rìa mép vuốt tròn, xương gốm dày. Thân gốm thô ráp, không trang trí hoa văn. Kích thước: cao 32cm, vòng  miệng 135cm, vòng đáy 83cm. “Phai” đã bị sứt phần miệng, vết sứt dài 05cm, rộng 02cm còn khá lành lặn.

Dụng cụ nhuộm chàm bằng đất nung

Đất làm “Phai” được lấy ở bản Na Pản (bản duy nhất có đất sét ở huyện Yên Châu dùng để nặn “Phai”). “Phai” dùng để nhuộn chàm, làm đồ đựng, không có nắp. Theo ông Chiển,“Phai” được bố ông nặn từ những năm 1965 – 1966, nặn hoàn toàn bằng tay sau đó phơi khô rồi mới nung. Cách nung khá đặc biệt, nặn xong đem phơi ở chỗ đất trống. nguyên liệu đốt được lấy từ phân trâu khô, khi nung đốt người Thái dùng phân trâu khô cho vào bên trong “Phai” để nung. Nung liên tục trong 02 ngày đêm, trong quá trình nung, thay chất đốt liên tục sao cho lửa không tắt, lửa tắt sẽ làm cho gốm chín không đều.

Do kiều kiện sống, lối sống tự cung tự cấp người Thái ở Yên Châu đã sáng tạo ra các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong đó có “Phai” bằng đất nung. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cho thấy người Thái ở Yên Châu rất ít gia đình làm “Phai” để sử dụng, chỉ những gia đình có điều kiện sống khó khăn, đông con mới làm, bởi tiền, bạc rất khan hiếm để có thể mua bán các vật dụng bằng chất liệu khác. Còn đối với các hộ dân, gia đình khá giả hơn thường mua hoặc trao đổi lấy các loại đồ đựng có chất liệu khác hoặc trao đổi thóc với người dân mang gốm ở làng nghề gốm Mường Chanh. huyện Mai Sơn đến buôn bán. 

Đây là ví dụ cho thấy tính đặc trưng của người dân dựa vào tự nhiên để chế tạo ra các dụng cụ phục vụ mục đích sinh hoạt của con người. Đồng thời thấy được thói quen, nhu cầu sử dụng đồ đựng của người Thái được làm từ chất liệu gốm, đất nung là một trong những nét đặc trưng nổi bật của văn hoá Thái Sơn La trong tiến trình lịch sử. Khi nghiên cứu các di tồn văn hóa vật chất, các nhà nghiên cứu cho rằng, người Thái ưa thích sử dụng vật liệu từ đất nung, bởi có độ bền cao, phù hợp với điều kiện sống, góp phần làm phong phú thêm vốn văn hóa của cộng đồng người Thái ở Sơn La nói riêng và người Thái ở Tây Bắc nói chung.

Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu quá trình hòa nhập của di dân Thái trắng bản Quỳnh Tiến vào cuộc sống ở điểm tái định cư Lả Sẳng, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La từ bốn góc độ tâm lý, văn hóa, xã hội và kinh tế. Từ đó, chỉ ra chính sách hỗ trợ sau di dân, sự thay đổi của môi trường kinh tế, phương thức sống, sự giao lưu giữa di dân và cư dân địa phương, nhất là sự tự lực tự cường, chủ động hòa nhập với cuộc sống trên quê hương mới… đã giúp di dân Thái trắng bản Quỳnh Tiến hòa nhập thành công vào cuộc sống ở điểm tái định cư.

Người Thái là dân tộc có dân số đông nhất trong số 25 dân tộc anh em ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Theo Tổng thống kê dân số toàn quốc của Trung Quốc năm 1994, tổng dân số người Thái là 107.32 vạn người, trong đó có 106.2 vạn người cư trú tại tỉnh Vân Nam, chiếm 98.96% tổng số người Thái ở Trung Quốc. Trong đó, người Thái ở lưu vực sông Lan Thương có 41.6 vạn người; lưu vực Nộ Giang có 40.2 vạn người; lưu vực Hồng Hà có 19.8 vạn người; lưu vực Kim Sa có 4.6 vạn người.

Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa ngày nay có một tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng văn hóa Tây Bắc (theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng Việt Nam có 6 vùng văn hóa), là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em như: Thái, H'Mông, Tày, Xinh Mun...sống dải rác từ vùng thấp, vùng trung và vùng cao. Mỗi tộc người đều mang trong mình nét văn hóa riêng thể hiện bản sắc, tính đa dạng, phong phú trong văn hóa. Văn hóa tộc người thể hiện ở mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội từ lễ hội, tập quán tín ngưỡng tới văn hóa ẩm thực đặc biệt là nghề thủ công

Từ “coi” trong tiếng Thái có ý nghĩa giáo dục, triết lý và nhân văn sâu sắc. Theo nghĩa đen: “Coi” có nghĩa là từ từ, cẩn thận, bình tĩnh, thận trọng, khiêm nhường, từ tốn… Theo nghĩa bóng: “Coi” có nghĩa là nhắc nhở, răn dạy văn hóa làm người, văn hóa ứng xử… Từ “coi” trong tiếng Thái được dùng trong mọi lĩnh vực: văn hóa, đời sống sinh hoạt…của dân tộc Thái. Từ “coi” là cả một nét văn hóa ứng xử, nó coi như một lời nhắn nhủ giúp mỗi chúng ta cân nhắc, suy nghĩ trong quan hệ học tập, công tác và sinh hoạt…