Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa ngày nay có một tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng văn hóa Tây Bắc (theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng Việt Nam có 6 vùng văn hóa), là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em như: Thái, H'Mông, Tày, Xinh Mun...sống dải rác từ vùng thấp, vùng trung và vùng cao. Mỗi tộc người đều mang trong mình nét văn hóa riêng thể hiện bản sắc, tính đa dạng, phong phú trong văn hóa. Văn hóa tộc người thể hiện ở mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội từ lễ hội, tập quán tín ngưỡng tới văn hóa ẩm thực đặc biệt là nghề thủ công

Từ “coi” trong tiếng Thái có ý nghĩa giáo dục, triết lý và nhân văn sâu sắc. Theo nghĩa đen: “Coi” có nghĩa là từ từ, cẩn thận, bình tĩnh, thận trọng, khiêm nhường, từ tốn… Theo nghĩa bóng: “Coi” có nghĩa là nhắc nhở, răn dạy văn hóa làm người, văn hóa ứng xử… Từ “coi” trong tiếng Thái được dùng trong mọi lĩnh vực: văn hóa, đời sống sinh hoạt…của dân tộc Thái. Từ “coi” là cả một nét văn hóa ứng xử, nó coi như một lời nhắn nhủ giúp mỗi chúng ta cân nhắc, suy nghĩ trong quan hệ học tập, công tác và sinh hoạt…

 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng phát triển du lịch ở xã Tà Xùa, huyên Bắc Yên, tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó tiến hành phân tích ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở xã Tà Xùa. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu 7 cán bộ quản lý, 5 hộ kinh doanh, 6 người dân địa phương, 12  khách du lịch và 1 chuyên gia theo cách tiếp cận quan điểm phát triển bền vững và tổng hợp các nguồn tài liệu thứ cấp tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mặc dù tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có tính đặc trưng riêng, nhưng du lịch Tà Xùa mới đang ở giai đoạn đầu trong vòng đời sản phẩm, sức ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương còn hạn chế và hoạt động du lịch còn rất sơ khai. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp về kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường với các nhà quản lý hướng tới mục tiêu xây dựng thành công thị trường du lịch và phát triển du lịch xã Tà Xùa theo hướng bền vững, mang lại nguồn lợi ổn định và lâu dài cho địa phương.